Trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài: Bí kíp xử trí
Nôn mửa là dấu hiệu thường gặp ở trẻ trong độ tuổi mẫu giáo. Có một số nguyên nhân khiến trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài mà mẹ cần biết để có thể xử lý kịp thời. Cùng ILO tìm hiểu lý do trẻ 4 tuổi bị nôn và cách kiểm soát tình trạng này.
Nguyên nhân trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài?
1. Trẻ 4 tuổi bị nôn vì viêm dạ dày
Viêm dạ dày ruột do virus là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ 4 tuổi bị nôn nhiều lần trong ngày. Thông thường, viêm dạ dày ruột là do rotavirus hoặc norovirus gây ra. Nhưng trẻ cũng có thể nhiễm khuẩn E. coli hoặc salmonella gây nôn mà không sốt.
Các triệu chứng bắt đầu từ 12 – 48 giờ sau khi trẻ bị nhiễm virus. Cùng với việc nôn mửa, trẻ có khả năng bị tiêu chảy và co thắt dạ dày. Hầu hết trẻ sẽ khỏi bệnh trong vòng 1 – 3 ngày. Một số triệu chứng có thể kéo dài hơn 7 – 10 ngày.
2. Trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài do dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm cũng khiến trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài. Triệu chứng xảy ra ngay sau khi ăn chất gây dị ứng. Các chất này thường có trong các loại thực phẩm như sữa, trứng, đậu phộng, đậu nành, lúa mì, hạt cây và một số loại cá. Ngoài nôn mửa, trẻ có thể bị đau bụng, tiêu chảy (phân có máu hoặc không), gặp phản ứng ở da và sưng quanh môi, mắt.
Mẹ cần nhận biết sớm những dấu hiệu này để đưa trẻ đến khám bác sĩ kịp thời, đặc biệt nếu xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
>>> Xem thêm: Khủng hoảng tuổi lên 4: 10 điều mẹ cần làm để nuôi dạy trẻ tốt hơn
3. Ngộ độc thực phẩm khiến trẻ 4 tuổi bị nôn nhiều lần trong ngày
Ngộ độc thực phẩm là do ăn phải thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng. Một số vi khuẩn thường ẩn náu trong thực phẩm là Salmonella, Listeria, Campylobacter và E coli. Hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm sẽ gây nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng nhưng không gây sốt.
Trẻ có thể bắt đầu nôn mửa trong vòng vài giờ đến 1, 2 ngày sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ngộ độc thực phẩm rất nghiêm trọng. Bạn phải tìm cách điều trị cho trẻ càng sớm càng tốt.
4. Trẻ 4 tuổi bị nôn không sốt do chấn thương đầu
Trẻ 4 tuổi rất năng động. Trong quá trình vận động, con có thể bị té ngã, gặp chấn thương ở vùng đầu gây nôn mửa. Nếu bé bị nôn nhiều hơn 1 lần trong ngày kèm các triệu chứng như buồn ngủ hoặc khó thức dậy, chóng mặt, khó chịu, nói lắp và không nhận thức rõ, bạn cần đưa con đi bệnh viện ngay. Chấn động não có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách.
5. Trẻ 4 tuổi ăn vào là bị nôn do trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) khiến các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Trẻ bị GERD có thể bị ợ chua nhẹ, ợ hơi, đau dạ dày và nấc, nghẹn, nghẹt thở hoặc nôn.
Các loại thực phẩm dễ gây trào ngược dạ dày thực quản như đồ ăn chứa nhiều chất béo, sô cô la, bạc hà, cam quýt và các sản phẩm làm từ cà chua. Đôi khi thuốc cũng có thể gây kích ứng thực quản hoặc niêm mạc dạ dày.
Nếu con bạn bị GERD, bạn nên cho bé ăn tối ít nhất ba giờ trước khi đi ngủ. Tránh những thực phẩm có nguy cơ. Đừng quên chia nhỏ khẩu phần ăn. Đôi khi cần dùng thuốc và trong trường hợp nặng cần phải phẫu thuật.
>>> Xem thêm: Dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi & cách xử lý kịp thời
6. Trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài do khó tiêu
Nếu trẻ 4 tuổi bị khó tiêu, con có thể nôn thức ăn vài giờ sau khi ăn. Nguyên nhân thường gặp do thói quen ăn nhanh, ăn quá nhiều hoặc tiêu thụ thức ăn quá cay hoặc béo. Các triệu chứng khó tiêu còn bao gồm đau dạ dày, cho thấy hệ thống tiêu hóa đang gặp khó khăn.
7. Trẻ bị nôn bất thường vì say tàu xe
Say tàu xe là tình trạng thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự sai lệch giữa chuyển động cảm nhận được và phản hồi của hệ thống tiền đình ở tai trong. Từ đó dẫn đến chóng mặt, mất thăng bằng và nôn mửa. Một số trẻ cũng có thể đổ mồ hôi, chán ăn và không muốn ăn. Trẻ có nhiều khả năng bị say tàu xe nếu bố hoặc mẹ đã từng bị như vậy.
Buồn nôn kích thích tiết nước bọt nhiều hơn. Vì vậy bạn có thể nhận thấy trẻ chảy nước dãi nhiều hơn trước khi nôn. Một vài cách khắc phục triệu chứng này như: cho bé ngủ nhiều hơn, giữ không cho đầu trẻ lắc lư quá nhiều, không đọc sách khi đi xe…
8. Trẻ ăn vào là nôn không sốt do nhiễm trùng tai
Nhiễm trùng tai, dù là do virus hay vi khuẩn, có thể dẫn đến các triệu chứng giống như say tàu xe như chóng mặt và nôn mửa. Nhiễm trùng tai trong làm gián đoạn việc truyền tín hiệu bình thường từ tai đến não. Từ đó gây buồn nôn và nôn do phản ứng của cơ thể khi mất phương hướng.
Nhiều bệnh nhiễm trùng tai sẽ tự lành. Nhưng nếu trẻ không khỏe hơn sau 48 giờ, hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa.
9. Chứng đau nửa đầu khiến trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài
Chứng đau nhói ở một bên đầu thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ 18 tháng tuổi. Ngoài cảm giác buồn nôn và nôn, chứng đau nửa đầu còn gây thay đổi tâm trạng, xanh xao, mệt mỏi, chóng mặt, mờ mắt, thèm ăn hoặc chán ăn và tiêu chảy.
Nếu cả cha lẫn mẹ đều bị chứng đau nửa đầu thì khả năng trẻ mắc bệnh này lên đến 75%. Hầu hết trẻ đều tự khỏi chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên, nếu trẻ đau đầu kèm sốt và nôn mửa, bạn cần đưa trẻ đến khám bác sĩ nhé!
>>> Xem thêm: Cách hạ sốt cho trẻ 4 tuổi tại nhà nhanh chóng, an toàn
10. Trẻ 4 tuổi bị nôn do bị hẹp môn vị
Hẹp môn vị là một tình trạng hiếm gặp xảy ra khi lỗ thông giữa dạ dày và ruột bị tắc hoặc quá hẹp. Nó có thể khiến trẻ 4 tuổi ăn vào là bị nôn.
Nếu con bạn bị hẹp môn vị, trẻ sẽ luôn cảm thấy đói kèm các triệu chứng: mất nước, giảm cân, táo bón, đi tiêu ít hơn. Chứng hẹp môn vị có thể được điều trị bằng phẫu thuật.
11. Trẻ 4 tuổi bị nôn không sốt vì uống thuốc
Một số loại thuốc có thể khiến trẻ 4 tuổi bị nôn nhiều lần trong ngày, đặc biệt uống khi bụng đói. Sắt và các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống virus và thuốc chống viêm như ibuprofen dễ gây phản ứng phụ như nôn ói. Bạn hãy thử cho trẻ uống thuốc trong bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ.
Việc theo dõi trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài phản ứng với các loại thuốc cụ thể là rất quan trọng. Bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để lựa chọn loại thuốc phù hợp cho trẻ.
12. Trẻ đau bụng buồn nôn vì căng thẳng
Một số trẻ bị nôn bất thường khi căng thẳng, lo lắng. Hãy lưu ý nếu con nôn liên tục vào cùng một thời điểm – chẳng hạn như trước khi đến trường. Khuyến khích con nói về cảm giác của mình và giúp con xoa dịu căng thẳng bằng cách hít thở sâu, trò chuyện tích cực. Bé cũng có thể gặp căng thẳng khi trong người không khỏe, ví dụ như nhiễm trùng tai, đau dạ dày, tiêu chảy…
>>> Xem thêm: Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi: 10 kỹ năng quan trọng
Mẹ nên làm gì khi trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài?
Thông thường, tình trạng trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài có thể tự hết mà không cần điều trị. Bạn có thể giúp trẻ phục hồi sức khỏe nhanh hơn bằng cách:
1. Tránh cho trẻ ăn thức ăn đặc cho đến khi trẻ ngừng nôn
Việc ăn chất lỏng như cháo, súp… cũng khiến hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Nhiều cha mẹ thắc mắc trẻ 4 tuổi bị nôn không sốt có cần ăn đồ ăn nhạt hay không? Viện Hàn Lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho biết câu trả lời là: “không”.
Khi trẻ bắt đầu ăn lại thức ăn đặc, hãy cho con ăn bất cứ thứ gì con thường ăn như bánh mì, ngũ cốc, thịt nạc, sữa chua, trái cây và rau. Tuy nhiên, tránh cho bé ăn thức ăn béo vì chúng khó tiêu hóa hơn.
2. Ngăn ngừa mất nước cho trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài
Hãy cho trẻ uống nhiều nước hơn để bù đắp lượng nước bị mất vì nôn mửa. Đừng bắt trẻ bị nôn bất thường uống bất cứ thứ gì nếu con vẫn thường xuyên nôn trớ (cứ sau 5 hoặc 10 phút). Nhưng khi bụng con đã ổn định lại sau nửa giờ hoặc lâu hơn, hãy cho con uống từng ngụm nước chậm rãi và thường xuyên.
3. Không tự ý cho trẻ uống thuốc chống nôn
Những loại thuốc này có thể đi kèm với các tác dụng phụ như nhức đầu, chóng mặt, táo bón và buồn ngủ.
4. Giữ gìn vệ sinh chung
Khuyến khích các thành viên trong gia đình rửa tay thường xuyên; thay ga trải giường trẻ 4 tuổi bị nôn không sốt; vệ sinh đồ chơi, khăn tắm và quần áo của trẻ sạch sẽ. Làm sạch và khử trùng khu vực trẻ nôn mửa.
>>> Xem thêm: Các bước rửa tay cho trẻ mầm non: Thực hiện sao cho đúng?
Khi nào nên đưa trẻ 4 tuổi bị nôn không sốt đi khám bác sĩ?
Bạn hãy nhanh chóng đưa trẻ 4 tuổi bị nôn đến khám bác sĩ nếu trẻ có các triệu chứng:
• Nôn ra máu: có khả năng xuất phát từ các vấn đề nghiêm trọng như nhiễm trùng dạ dày hoặc thực quản bị bầm tím do trào ngược axit.
• Sốt và tiêu chảy nặng: Nôn mửa kết hợp với tiêu chảy cấp và sốt cao có thể khiến trẻ mất nước nhanh chóng.
• Màu sắc chất nôn bất thường: Chất nôn màu xanh lá cây hoặc đen là dấu hiệu của bệnh tật; chẳng hạn như trào ngược dịch mật, nhiễm trùng đường ruột hoặc chảy máu trong. Những triệu chứng này cần được cấp cứu khẩn cấp.
• Bụng sưng: Bụng sưng có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc ứ khí, tích tụ chất lỏng. Đây là vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng cần được điều trị.
• Mệt mỏi và mạch yếu: Các dấu hiệu mất nước nghiêm trọng như hôn mê, mạch yếu, giảm tỉnh táo và giảm đi tiểu (có thể 8 giờ một lần) kèm theo tiêu chảy.
• Cổ cứng: Trẻ ăn vào là nôn không sốt nhưng bị cứng cổ, đặc biệt nếu có liên quan đến chứng sợ ánh sáng là dấu hiệu của viêm màng não.
Nếu trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài, trước tiên bạn nên cố gắng để trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Nếu tình trạng nôn vẫn tiếp diễn, bạn cần đưa bé đi khám bác sĩ kịp thời để chẩn đoán và điều trị bệnh lý nhé!
>>> Xem thêm: Bật mí 10 bí kíp học tiếng Anh cho bé 4 tuổi chuẩn nhất