Thuốc hạ sốt cho trẻ: Các dạng paracetamol và liều dùng an toàn

Paracetamol là một trong những loại thuốc hạ sốt cho trẻ an toàn nếu được dùng đúng cách và liều lượng. Tuy nhiên, paracetamol có rất nhiều dạng, liều dùng phụ thuộc vào từng độ tuổi, cân nặng cũng như mức độ sốt của trẻ. Vậy làm thế nào để ba mẹ cho bé uống paracetamol hạ sốt hiệu quả và an toàn. Ba mẹ cùng ILO tìm hiểu các thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây.

Thuốc hạ sốt cho trẻ paracetamol là thuốc gì?

Paracetamol là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến cho cả trẻ em và người lớn không cần kê đơn, thường bán ở hầu hết các nhà thuốc trên thị trường. Thuốc hạ sốt paracetamol cho trẻ thường dùng để điều trị giảm sốt do nhiễm trùng, virus hoặc sốt do tiêm ngừa. Đồng thời thuốc có tác dụng giảm đau từ mức nhẹ đến trung bình như đau đầu, đau răng, đau cơ…

Paracetamol hoạt động bằng cách ức chế COX – enzyme quan trọng trong quá trình tổng hợp các prostaglandin (nhóm hoạt chất gây viêm và đau nhức trong cơ thể). Từ đó giảm đau, hạ sốt mà không ảnh hưởng đến quá trình điều hòa thân nhiệt tự nhiên của cơ thể.

Thuốc hạ sốt cho trẻ paracetamol có những dạng nào?

Paracetamol được bào chế nhiều dạng khác nhau để phù hợp với độ tuổi, cân nặng và tình trạng sốt của trẻ. Dưới đây là các dạng phổ biến:

• Thuốc hạ sốt paracetamol cho trẻ dạng viên nén hoặc viên sủi: Dạng thuốc viên được bào chế đa dạng hàm lượng paracetamol như 80mg, 150mg, 250mg, 325mg hoặc 500mg. Viên nén uống trực tiếp, viên sủi cần hòa tan hoàn toàn trong nước trước khi uống. Dạng thuốc này dễ bảo quan, tuy nhiên chỉ phù hợp với trẻ từ 5 tuổi trở lên.

• Paracetamol dạng gói bột: Đây là dạng paracetamol được bào chế dành cho trẻ bởi có vị ngọt và hương thơm của các loại trái cây (dâu, cam, chanh…) mà trẻ rất thích. Mẹ chỉ cần pha với nước sôi để nguội và cho bé uống. Sau 20 – 30 phút, các dược chất paracetamol nhanh chóng hấp thụ vào máu, hiệu quả hạ sốt nhanh chóng. Hàm lượng paracetamol thông thường trong mỗi gói là 80mg, 150mg, 250mg.

• Paracetamol dạng siro (hỗn dịch uống): Tương tự dạng gói bột, siro hạ sốt này rất dễ uống vì có hương vị trái cây, ngọt, thích hợp điều trị hạ sốt hiệu quả cho trẻ từ 3 tháng tuổi. Hàm lượng paracetamol có trong 5ml siro phổ biến là 80mg, 150mg, 250mg.

• Dạng viên đạn – viên thuốc hạ sốt cho trẻ đặt hậu môn: Dạng này thích hợp dùng trong trường hợp trẻ sốt kèm các triệu chứng nôn ói, không thể uống được các dạng khác, trẻ co giật hoặc ngủ mà ba mẹ không muốn đánh thức con. Thuốc dạng viên đạn được đặt vào hậu môn, paracetamol sẽ hấp thụ qua niêm mạc hậu môn, thấm vào máu và hạ sốt nhanh. Hiện dạng thuốc này có 3 hàm lượng phổ biến là 80mg, 150mg và 300mg. Liều dùng tùy theo cân nặng của trẻ.

>>> Xem thêm: Cách hạ sốt nhanh nhất cho trẻ an toàn tại nhà ba mẹ nên biết

Liều dùng thuốc hạ sốt paracetamol và một số lưu ý 

Mách mẹ 9 cách hạ sốt cho trẻ 5 tuổi nhanh chóng

Ba mẹ có thể dễ dàng mua paracetamol ở bất kỳ hiệu thuốc nào mà không cần có đơn thuốc của bác sĩ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc ba mẹ có thể tùy tiện cho trẻ uống paracetamol mà không tuân thủ liều lượng theo khuyến cáo. Nếu trẻ uống thuốc quá liều có thể gây ra nhiều hậu quả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Theo các chuyên gia khuyến cáo, để lựa chọn liều lượng thuốc hạ sốt cho trẻ chính xác và an toàn, bạn nên dựa vào cân nặng của bé. Ba mẹ có thể tham khảo liều dùng paracetamol cho trẻ em như sau:

1. Liều dùng paracetamol cho trẻ em đường uống

• Đối với trẻ sơ sinh: Mỗi lần uống khoảng 10-15mg/kg, mỗi lần uống cách nhau từ 6 – 8 giờ, một ngày uống khoảng 3 – 4 lần.

• Trẻ lớn hơn: Liều dùng cũng tương tự trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, ba mẹ có thể cho trẻ uống paracetamol mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ tùy vào mức độ sốt của mỗi bé. Đồng thời, các bác sĩ khuyên rằng, không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol quá 75mg/kg và 5 lần trong 24 giờ.

Ví dụ: Bé bị sốt nặng khoảng 3kg thì cần khoảng 30 – 45mg paracetamol tối đa cho một lần uống. Sau khoảng 4 – 6 giờ bé vẫn còn sốt, ba mẹ có thể cho bé uống liều lượng tương tự. Đồng thời kết hợp các biện pháp chườm mát vào vùng trán, bẹn, mặc đồ thoáng mát, uống nhiều nước để hỗ trợ hạ sốt.

Lưu ý khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol:

Ba mẹ tuyệt đối không nên cho bé uống cùng lúc nhiều loại thuốc hạ sốt. Ưu tiên chọn thuốc hạ sốt dạng siro, bột hoặc viên sủi thay vì nén để bé dễ uống và giảm sốt nhanh hơn.

Đối với paracetamol dạng siro, ba mẹ nên đong liều thuốc bằng dụng cụ đo liều chuyên dụng (xi lanh y tế, cốc đo lường hoặc muỗng định lượng) để tính toán liều dùng phù hợp. Đồng thời, lắc đều chai thuốc để các hoạt chất phân tán đều, đảm bảo hàm lượng chính xác trong mỗi lần uống.

>>> Xem thêm: Những điều cần biết về thuốc hạ sốt cho trẻ 2 tuổi

2. Liều dùng paracetamol đặt hậu môn

thuốc hạ sốt đặt hậu môn

Liều dùng paracetamol cho trẻ em theo cân nặng dạng đặt hậu môn được các chuyên gia y tế khuyến cáo khoảng từ 10 – 20mg/kg cho mỗi lần dùng, cách nhau 4 – 6 giờ. Ba mẹ không nên cho bé dùng quá 75mg/kg và quá 5 lần trong 24 giờ.

Đồng thời, ba mẹ có thể tham khảo liều dùng paracetamol ước tính theo từng độ tuổi của trẻ như sau:

• Trẻ từ 6 – 11 tháng tuổi: 80mg/lần, mỗi lần cách nhau 6 – 8 giờ, tối đa 320mg/24 giờ.

• Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 80mg/lần, mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ, tối đa 400 mg/24 giờ.

• Trẻ từ 3 – 6 tuổi: 120mg/lần, mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ, tối đa 600mg/24 giờ.

• Trẻ 6 – 12 tuổi: 325mg/lần, mỗi lần cách 4 – 6 giờ, tối đa 1.625mg/24 giờ.

• Trẻ > 12 tuổi: 650mg/lần, mỗi lần cách 4 – 6 giờ, tối đa 3.900mg/24 giờ.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu những dạng thuốc hạ sốt cho trẻ 3 tuổi an toàn

Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ dạng đặt hậu môn

• Paracetamol đặt hậu môn sẽ nhanh chóng hấp thu vào cơ thể, cho tác dụng hạ sốt hiệu quả. Sẽ nguy hiểm cho bé nếu ba mẹ cho rằng liều lượng thuốc hạ sốt cho trẻ hấp thụ hạn chế qua đường hậu môn mà không tính vào tổng lượng thuốc con đã dùng trong 24 giờ.

• Thuốc paracetamol hình viên đạn chỉ dùng bằng cách đặt hậu môn, ba mẹ tuyệt đối không được cho trẻ uống.

• Nếu viên thuốc mềm, khó đặt vào hậu môn, ba mẹ có thể làm rắn lại bằng cách để vào ngăn mát tủ lạnh.

• Ba mẹ cần rửa tay sạch sẽ và cho bé đi vệ sinh trước khi đặt thuốc hạ sốt. Cách đặt thuốc như sau: Cho bé nằm nghiêng một bên, hai chân gập vào bụng. Mẹ nhẹ nhàng đưa đầu nhỏ viên thuốc vào hậu môn, khép và giữ hai nếp mông trong khoảng 3 phút. Ba mẹ tiếp tục giữ bé nằm yên trong tư thế nằm nghiêng, chân gập bụng trong vòng 10 phút, tránh để viên thuốc rơi ra ngoài.

>>> Đọc thêm: Cách hạ sốt cho trẻ đầu nóng chân tay lạnh: Nên và không nên

Một số thuốc hạ sốt cho trẻ phổ biến trên thị trường

Efferalgan 80mg

Ngoài thuốc paracetamol, trên thị trường hiện có rất nhiều loại thuốc hạ sốt cho trẻ có thành phần paracetamol và một số loại thuốc có thành phần ibuprofen. ILO gợi ý cho ba mẹ một số loại thuốc phổ biến giúp trẻ hạ sốt an toàn và hiệu quả dưới đây:

Thuốc hạ sốt cho trẻ Efferalgan: Thuốc này có thành phần chính là paracetamol kết hợp với một số tá dược khác. Thuốc dùng điều trị giảm sốt, giảm đau đầu, đau răng, cảm cúm, nhức mỏi cơ.

• Thuốc Panadol: Cũng có thành phần chính là paracetamol, dùng giảm đau hạ sốt. Thuốc hoạt động bằng cách tác dụng lên trung tâm điều nhiệt, giãn mạch, tăng lưu lượng máu ngoại biên. Từ đó giúp cơ thể hạ sốt và giảm cảm giác đau nhức.

• Thuốc hạ sốt cho trẻ Brufen: Thành phần chính là ibuprofen, thường được sử dụng trong điều trị hạ sốt, giảm đau, chống viêm, kháng viêm.

• Thuốc Nurofen: Thành phần chính của thuốc này là ibuprofen, thuốc không chứa steroid, thường có vị ngọt vừa phải. Thuốc được chỉ định điều trị cho trẻ sốt, đau răng, cảm cúm…

Tóm lại, việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ đúng cách đặc biệt quan trọng trong việc giúp trẻ hạ sốt an toàn và hiệu quả. Ba mẹ cần lựa chọn dạng thuốc phù hợp với độ tuổi, thể trạng của bé, đồng thời tuân thủ liều lượng khuyến cáo mà ILO đã nêu ở trên để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Trong trường hợp trẻ sốt cao liên tục, có dấu hiệu lừ đừ, co giật, ba mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời.

>>> Xem thêm: Bổ sung 4 nhóm thực phẩm cho trẻ mầm non đúng và đủ