Mách mẹ 9 cách hạ sốt cho trẻ 5 tuổi nhanh chóng

Mách mẹ 9 cách hạ sốt cho trẻ 5 tuổi nhanh chóng

Khi trẻ bị sốt, đó là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của bé đang chống lại nhiễm trùng. Biết cách hạ sốt cho trẻ 5 tuổi sẽ làm giảm bớt sự khó chịu và giúp mẹ biết rõ tình trạng bệnh của trẻ. Sau đây là 9 cách hạ sốt cho trẻ 5 tuổi tại nhà mà mẹ có thể áp dụng.

Trẻ bị sốt nhiệt độ bao nhiêu?

Trẻ bị sốt nhiệt độ bao nhiêu?

Trẻ 5 tuổi bị sốt khi nhiệt độ đo trên nhiệt kế trên 37,5ºC. Trẻ sốt nhẹ có mức thân nhiệt từ 37.5 – 38ºC. Trẻ sốt vừa khi nhiệt độ cơ thể ở mức 38 – 39ºC và sốt cao khi nhiệt độ cơ thể trên 39ºC. Ngoài ra, một số triệu chứng của trẻ khi bị sốt đó là:

• Cảm thấy không khỏe và người nóng khi chạm vào.

• Cáu kỉnh hoặc khó chịu.

• Đổ nhiều mồ hôi, run rẩy.

• Không muốn ăn uống và vận động.

• Đau nhức toàn bộ cơ thể.

Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị sốt, hãy dùng nhiệt kế để đo chính xác nhiệt độ của trẻ và tìm cách cách hạ sốt cho trẻ 5 tuổi.

>>> Xem thêm: Trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài: Bí kíp xử trí

Dùng nhiệt kế nào chính xác nhất?

Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến khích các bậc phụ huynh nên ngừng sử dụng nhiệt kế thủy ngân để ngăn ngừa ngộ độc do tai nạn. Nhiệt kế thủy ngân bằng thủy tinh rất dễ rơi vỡ và trẻ dễ chạm vào phần thủy ngân bị ngộ độc.

2 loại nhiệt kế thường được khuyên dùng là:

Nhiệt kế đo trán: Đọc các sóng nhiệt hồng ngoại được giải phóng bởi động mạch thái dương chạy ngang trán.

Nhiệt kế đo tai: Đọc các sóng nhiệt hồng ngoại do màng nhĩ giải phóng.

Đừng kết luận rằng trẻ bị sốt nếu bạn cảm thấy ấm nóng khi chạm tay vào trán của bé. Bạn cần đo nhiệt kế để xác định trẻ có bị sốt hay không.

Nguyên nhân trẻ 5 tuổi bị sốt

Nguyên nhân trẻ 5 tuổi bị sốt

Sốt có thể do một số nguyên nhân, bao gồm:

Sự nhiễm trùng: Hầu hết sốt là do nhiễm trùng hoặc bệnh khác, ví dụ như cảm lạnh thông thường, nhiễm trùng tai giữa, nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hoặc viêm dạ dày ruột.

Tiêm chủng: Thông thường sau khi tiêm chủng, nhiệt độ cơ thể trẻ sẽ tăng nhẹ. Hệ thống miễn dịch của trẻ đang phát triển các kháng thể có trong vắc xin để chống lại vi trùng nên gây sốt.

Mất nước: Mất nước do nôn mửa hoặc tiêu chảy nghiêm trọng cũng có thể gây sốt.

Say nắng vì tiếp xúc với ánh mặt trời quá lâu cũng gây sốt.

Dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm: không dung nạp lactose hoặc gluten cũng có thể gây sốt trong một số trường hợp.

Sốt không phải là bệnh. Đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể bé đang chống lại bệnh tật hoặc nhiễm trùng. Sốt kích thích hệ thống phòng thủ của cơ thể, gửi các tế bào bạch cầu và các tế bào “chiến đấu” khác để chống lại và tiêu diệt các tác nhân gây nhiễm trùng.

Bởi vì hệ thống miễn dịch của trẻ 5 tuổi đang phát triển nên trẻ thường sẽ sốt nhiều và nhiệt độ tăng cao hơn người lớn. Do đó, mẹ không cần quá lo lắng nếu trẻ bị sốt mà vẫn sinh hoạt bình thường. Bạn chỉ nên tìm cách hạ sốt cho trẻ 5 tuổi tại nhà để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

>>> Xem thêm: 6 mẹo học chữ cái mầm non 5 tuổi thuộc nhanh chóng

Cách hạ sốt cho trẻ 5 tuổi – Bạn nên làm gì?

1. Cho con uống đủ nước

Cho con uống đủ nước

Cung cấp đủ nước luôn quan trọng, đặc biệt là khi bị bệnh. Sốt kéo dài có thể dẫn đến mất nước. Nhiều trẻ bỏ ăn khi bị sốt thì đó là triệu chứng bình thường. Điều quan trọng là bạn cần cung cấp đủ nước để cơ thể bé luôn khỏe mạnh. Con có thể bổ sung chất lỏng từ thực phẩm như súp, cháo, nước lọc, nước trái cây… Nếu trẻ không thể uống nhiều nước, bạn hãy cho con uống thêm dung dịch bù nước có chất điện giải.

2. Cách hạ sốt cho trẻ 5 tuổi là lau người bằng nước ấm

Hãy thử lau người cho bé bằng nước ấm. Chú ý nhiệt độ nước phải ấm nhưng không nóng khi dùng bên trong cánh tay của bạn chạm vào nước. Tránh sử dụng nước lạnh vì có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể. Không nên lau người bằng rượu để hạ sốt vì có thể gây hại cho bé.

3. Chườm khăn mát

Nếu thân nhiệt bé tăng cao, bạn có thể đắp một chiếc khăn ẩm mát lên trán hoặc dưới cánh tay để con cảm thấy dễ chịu hơn.

4. Giữ cho nhiệt độ phòng luôn mát mẻ

Dùng điều hòa giảm nhiệt độ phòng của trẻ để con cảm thấy dễ chịu hơn. Đó là một trong những cách hạ sốt cho trẻ 5 tuổi tại nhà hiệu quả.

5. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát

Quần áo dày hoặc nhiều lớp có thể cản trở quá trình hạ nhiệt tự nhiên của cơ thể. Hãy cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí. Nếu con cảm thấy lạnh, bạn có thể đắp chăn mỏng cho con.

6. Cách hạ sốt cho trẻ 5 tuổi tại nhà là dùng thuốc hạ sốt

Cách hạ sốt cho trẻ 5 tuổi tại nhà là dùng thuốc hạ sốt

Đối với những cơn sốt cao hơn hoặc các triệu chứng khác khiến trẻ khó chịu, uống thuốc hạ sốt sẽ giúp bé tạm thời cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể cân nhắc sử dụng thuốc hạ sốt như acetaminophen hoặc ibuprofen dành cho trẻ 5 tuổi. Bạn cũng nên cho trẻ uống cách ít nhất 6 đến 8 giờ giữa các liều. Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết liều lượng thuốc dành cho trẻ.

Nếu cơn sốt của con bạn là do nhiễm trùng hoặc do vi khuẩn, bé có thể cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh để chống lại nhiễm trùng. Bạn không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Không dùng aspirin cho trẻ em từ 18 tuổi trở xuống. Aspirin có liên quan đến một số tác dụng phụ như đau bụng, chảy máu đường ruột và hội chứng Reye. Hội chứng Reye là một căn bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến não và gan.

>>> Xem thêm: 12 cách chữa ho cho bé khi ngủ hiệu quả

Cách hạ sốt cho trẻ 5 tuổi tại nhà theo phương pháp dân gian

1. Dùng gừng tươi

Dùng gừng tươi

Gừng có tính ôn, vị cay giúp làm ấm, kháng khuẩn, thải độc. Vậy nên đây là vị thuốc rất an toàn trong các cách hạ sốt cho trẻ 5 tuổi.

√ Nguyên liệu:

• Gừng tươi, lê, tỏi mỗi thứ 1 củ/quả

• 20g đường phèn

• 3g muối hạt

• 15ml mật ong

√ Thực hiện:

• Rửa sạch gừng tươi, tỏi, lê rồi thái mỏng. Riêng gừng thái sợi nhỏ.

• Thêm đường phèn, mật ong, muối vào cùng rồi tiến hành hấp cách thủy khoảng 20 phút.

• Lọc phần nước cốt thu được cho vào bình thủy tinh, bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.

√ Cách dùng:

Cho con uống mỗi ngày 5ml, chia làm 3 lần uống.

2. Cách hạ sốt cho trẻ 5 tuổi dùng lá tía tô

Trong lá tía tô có chứa rất nhiều tinh dầu như perillaldehyd, α-pinen, L-perrilla alcohol, limonene, hydrocumin… Chúng có tác dụng chữa ho, giải độc, giảm đau… vô cùng hiệu quả. Sử dụng nước sắc tía tô giúp tăng tiết mồ hôi, giãn mạch ngoài da. Từ đó đào thải được độc tố ra ngoài cơ thể và giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn.

√ Nguyên liệu:

1 nắm lá tía tô tươi.

√ Thực hiện:

• Ngâm rửa sạch lá tía tô rồi để cho ráo nước.

• Cho lá tía tô vào nồi và cho thêm 400ml nước rồi đun lửa nhỏ.

• Đợi khoảng 10 phút thì chắt ra và chia làm nhiều lần cho bé uống.

Ngoài việc uống nước lá tía tô để hạ sốt, bạn cũng có thể sử dụng lá tía tô đã giã nát để đắp lên các vị trí trên cơ thể trẻ nhằm giúp hạ sốt. Bạn dùng khăn mềm để bọc xác lá lại và lau khắp người bé. Để có hiệu quả tốt hơn, bạn có thể lau chườm khăn lên các vị trí như trán, nách, bẹn để giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn.

3. Cách hạ sốt cho trẻ 5 tuổi tại nhà bằng tinh dầu tràm

Tinh dầu tràm có chiết xuất 100% tự nhiên không chứa hóa chất nên hoàn toàn lành tính cho làn da nhạy cảm của trẻ. Ngoài ra, thành phần cineol trong dầu tràm còn có tác dụng phòng cảm lạnh, chữa ho và hạ sốt vô cùng hiệu quả.

√ Nguyên liệu:

Tinh dầu tràm, 1 chiếc khăn sạch, chậu nước ấm với nhiệt độ từ 37-38ºC.

√ Thực hiện:

• Nhỏ khoảng 10 giọt tinh dầu tràm vào chậu nước đã chuẩn bị sẵn. Khuấy đều để tinh dầu hòa tan với nước.

• Dùng khăn sạch thấm nước, vắt bớt nước rồi lau khắp người bé. Lưu ý cho trẻ mặc quần áo mỏng. Cách làm này sẽ giúp da trẻ được thông thoáng, thoát mồ hôi tốt hơn. Từ đó trẻ sẽ mau chóng hạ sốt

>>> Xem thêm: Theo WHO bé 5 tuổi nặng bao nhiêu kg là chuẩn?

Khi nào nên đưa trẻ 5 tuổi bị sốt khám bác sĩ?

Khi nào nên đưa trẻ 5 tuổi bị sốt khám bác sĩ?

Nếu các cách hạ sốt cho trẻ 5 tuổi tại nhà không thể hạ sốt hoặc trẻ sốt cao kéo dài thì tốt nhất bạn nên đưa con đến khám bác sĩ. Một số triệu chứng nguy hiểm ở trẻ bị sốt mà mẹ cần lưu ý như:

• Trẻ khó thở hoặc thở gấp.

• Không tỉnh táo khi thức.

• Trẻ cảm thấy cứng cổ, đau đầu nhẹ hoặc ánh sáng làm đau mắt.

• Nôn mửa hoặc tiêu chảy liên tục trên 1 ngày.

• Rất cáu kỉnh hoặc buồn ngủ liên tục.

• Có cơn động kinh.

• Có phát ban (trừ thủy đậu).

• Môi, lưỡi hoặc miệng khô.

• Có tình trạng sức khỏe mãn tính làm suy yếu hệ thống miễn dịch của trẻ.

• Bị sốt trên 40 độ.

>>> Xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 10 tuổi theo chuẩn WHO

Trên đây là tổng hợp 9 cách hạ sốt cho trẻ 5 tuổi an toàn. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho ba mẹ trong việc chăm sóc con yêu.