Bổ sung 4 nhóm thực phẩm cho trẻ mầm non đúng và đủ
4 nhóm thực phẩm cho trẻ mầm non gồm: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Vậy bạn đã biết nên cho con ăn gì và với lượng bao nhiêu qua 4 nhóm thực phẩm cho bé chưa? Cùng ILO tìm hiểu ngay.
Vì sao ăn đủ 4 nhóm thực phẩm cho trẻ mầm non lại quan trọng?
Trẻ em cần thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng cho sự phát triển trí tuệ và cơ thể. Ăn nhiều loại thức ăn từ 4 nhóm thực phẩm cho trẻ không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết mà còn mang đến nhiều lợi ích:
• Duy trì cân nặng khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như béo phì.
• Giảm nguy cơ mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo âu.
• Nuôi dưỡng thói quen ăn uống và lựa chọn thực phẩm lành mạnh trong suốt cuộc đời bé.
4 nhóm thực phẩm cho bé gồm những gì?
1. Tinh bột: Thúc đẩy tăng trưởng và tăng cường năng lượng
Tinh bột hay còn gọi là carbohydrate rất cần thiết để tăng cường năng lượng và giúp hệ thần kinh của trẻ phát triển nhanh chóng. Ngoài ra, tinh bột còn hỗ trợ hiệu tiêu hóa của con hoạt động tốt. Con dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.
Tinh bột có nhiều trong thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, mì ống nguyên cám, gạo lứt), ngũ cốc tăng cường, gạo, quinoa, hạt kê, bánh mì…
2. Chất đạm: Phát triển các nhóm cơ và hỗ trợ miễn dịch
Chất đạm (protein) là một trong 4 nhóm thực phẩm cho trẻ mầm non cần được bổ sung đầy đủ. Protein có tác dụng sản sinh các nhóm cơ, hỗ trợ sản xuất enzyme và hoóc môn (hormone), tạo kháng thể. Chất đạm còn giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể, từ đó giúp bé ăn ngon hơn, đảm bảo tăng trưởng tốt.
Chất đạm có nhiều trong các loại đậu, hạt, sản phẩm từ đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt, thịt, cá, hải sản, trứng và các sản phẩm từ sữa.
3. Chất béo lành mạnh: Cần thiết cho sự phát triển của não
Chất béo đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của não bộ, sản xuất hormone và hấp thụ các vitamin tan trong chất béo (A, D, E và K). Bạn cần bổ sung chất béo lành mạnh vào chế độ ăn cho bé. Đồng thời nên hạn chế chất béo bão hòa và chuyển hóa.
Các nguồn chất béo lành mạnh có trong quả bơ, các loại hạt và hạt giống, dầu ô liu, cá béo (cá hồi, cá mòi).
4. Vitamin và khoáng chất: 4 nhóm thực phẩm cho trẻ mầm non
Trái cây và rau quả chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa. Những chất này góp phần hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính khi trẻ lớn lên.
Vitamin và khoáng chất có nhiều trong các loại rau lá xanh đậm, rau họ cải, cà rốt, khoai lang, cà chua, súp lơ, các loại trái cây nhiều màu sắc…
>>> Xem thêm: Trẻ 5 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn? Ăn gì cải thiện chiều cao?
Nên bổ sung 4 nhóm thực phẩm cho trẻ như thế nào?
Khuyến nghị bổ sung 4 nhóm thực phẩm cho trẻ mầm non sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bé.
1. Bổ sung 4 nhóm thực phẩm cho trẻ mầm non từ 2 – 3 tuổi
Ở giai đoạn này, trẻ cần khoảng 1.000 calo mỗi ngày. Lượng calo này sẽ thay đổi tùy theo giới tính, cân nặng và chiều cao, cũng như mức độ vận động. Bé cần ăn thức ăn giàu dưỡng chất trong bốn nhóm thực phẩm cho bé để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Bạn nên đặc biệt chú ý bổ sung đủ:
• Sắt: Rất quan trọng cho sự phát triển của não bộ. Hãy cho trẻ ăn ngũ cốc, các loại đậu và rau lá xanh đậm.
• Canxi: Cần thiết cho sự phát triển của xương. Bé cần khoảng 700mg canxi mỗi ngày. Đảm bảo bổ sung đủ sữa và rau lá xanh.
• Vitamin D: Quan trọng cho quá trình hấp thụ canxi.
• Chất béo lành mạnh: Cần thiết cho sự phát triển của não.
2. Bổ sung 4 nhóm thực phẩm cho trẻ mầm non từ 4 – 5 tuổi
Ở độ tuổi này, trẻ cần khoảng 1.200 – 1.400 calo mỗi ngày. Bạn có thể tăng cường thêm cho trẻ các dưỡng chất sau:
• Chất xơ: Cho bé ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt và rau củ, trái cây để hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa.
• Protein: Đảm bảo trẻ hấp thụ đủ chất dinh dưỡng để phát triển cơ bắp.
• Hạn chế lượng đường trong chế độ ăn của trẻ. Đường có nhiều calo, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng thường gọi đường là “calo rỗng” vì có rất ít giá trị dinh dưỡng. Đường có nhiều trong các loại đồ uống đóng chai, bánh kẹo ngọt…
• Hạn chế thực phẩm nhiều muối. Thực phẩm giàu muối có nhiều trong phô mai chế biến, phô mai tươi, dưa chua, khoai tây chiên, xúc xích…
>>> Xem thêm: Bí quyết bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn đầy đủ và an toàn
Cách bổ sung 4 nhóm thực phẩm cho trẻ mầm non theo tháp dinh dưỡng
Tháp dinh dưỡng cho bạn biết được nhóm thực phẩm nào bé nên ăn nhiều hơn và ít hơn.
• Tinh bột: Cung cấp năng lượng cho cơ thể nên bé cần ăn với khẩu phần nhiều nhất. Bạn có thể cho trẻ ăn khoảng 5 khẩu phần thức ăn giàu tinh bột trong các bữa ăn chính và nhẹ mỗi ngày.
• Rau và trái cây: Trẻ mẫu giáo nên ăn ít nhất 5 khẩu phần rau và trái cây mỗi ngày. Bạn nên cho bé ăn các loại rau và trái cây theo mùa và có nhiều màu sắc khác nhau. Ví dụ như đậu Hà Lan, cà chua, cà rốt, bắp cải tím, súp lơ trắng, táo, kiwi, chuối, dâu tây…
• Thịt, cá, trứng: Ăn ở mức độ vừa phải. Bé cần ăn từ 1,5 – 300g thịt hoặc cá mỗi ngày. Nên cho trẻ ăn thịt nạc, cắt bỏ da và mỡ. Hạn chế sản phẩm thịt chế biến như xúc xích hoặc thịt hộp.
• Uống một lượng sữa vừa phải. Trẻ em từ 2 tuổi trở lên có thể chọn sữa đậu nành tăng cường canxi hoặc sữa ít béo. Trẻ em từ 5 tuổi trở lên có thể chọn sữa tách kem để giảm lượng chất béo nạp vào. Nhìn chung, 360 đến 480ml sữa là đủ để đáp ứng nhu cầu canxi của trẻ. Đối với những bé tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu canxi khác như rau lá xanh đậm, đậu phụ… thì cần ít sữa hơn.
• Nước là thức uống tốt nhất. Tránh cho trẻ uống trà, cà phê hoặc các loại đồ uống có chứa caffein khác.
• Hạn chế tối đa thực phẩm có hàm lượng chất béo, muối hoặc đường cao như gà rán, khoai tây chiên, nước ngọt hoặc đồ uống có thêm đường.
>>> Xem thêm: Trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không? 6 thực phẩm cần tránh
Thiết lập thói quan ăn uống lành mạnh bốn nhóm thực phẩm cho bé
1. Đa dạng bữa ăn với 4 nhóm thực phẩm cho trẻ mầm non
Khi bé ăn nhiều loại thực phẩm, con sẽ có được sự cân bằng các loại vitamin và khoáng chất cần thiết để phát triển. Theo nguyên tắc chung, bé cần ăn đủ 4 nhóm thức ăn cho trẻ trong mỗi bữa ăn và ít nhất hai nhóm thực phẩm trong giờ ăn nhẹ.
2. Trẻ không cần phải “ăn sạch chén”
Bạn cung cấp đủ khẩu phần ăn uống nhưng nên để cho con ăn theo nhu cầu của mình. Trẻ không cần thiết phải ăn sạch đồ ăn và phải học cách biết khi nào mình no. Với các em bé biếng ăn, ba mẹ có thể khuyến khích con thử những món ăn mới. Tuy nhiên, bạn đừng nên ép buộc trẻ ăn.
3. Tắt tivi khi ăn
Không cho bé ăn khi đang xem ti vi hoặc chơi đồ chơi. Giờ ăn phải thư giãn, dễ chịu và không bị xao nhãng. Bạn cũng không nên thúc giục con ăn. Hãy cho trẻ thời gian nhai kỹ và thưởng thức hương vị. Sau 30 phút, bạn có thể bắt đầu dọn bàn.
4. Cùng nhau nấu ăn và dọn dẹp
Ở độ tuổi 4 – 5 tuổi, trẻ có thể giúp bạn đong đếm nguyên liệu. Bạn và bé cùng nhau nấu ăn và dọn dẹp sau bữa ăn là một cách tuyệt vời để nuôi dưỡng cảm xúc tích cực về thực phẩm.
5. Làm gương cho bé
Ba mẹ nên là hình mẫu về thói quen ăn uống lành mạnh. Bé sẽ học hỏi được nhiều điều khi quan sát cách bạn ăn uống.
6. Tránh thực phẩm nguy hiểm
Thực phẩm nguy hiểm là những loại thức ăn trơn, cứng có thể gây nghẹn như nho nguyên quả, các loại hạt, kẹo, bỏng ngô… Bạn luôn cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ và quan sát trẻ khi ăn.
Ngoài ra, bé có thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm. Do vậy nên theo dõi những gì con bạn ăn, lượng thức ăn và phản ứng của bé với thức ăn đó. Các loại thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất là sữa, trứng, đậu phộng, đậu nành, lúa mì, cá và động vật có vỏ.
7. Vận động thường xuyên
Cho trẻ hoạt động thể chất 3 giờ mỗi ngày để có cơ thể khỏe mạnh. Thường xuyên đưa bé ra ngoài trời, dưới ánh nắng mặt trời để giúp cơ thể tạo ra nhiều vitamin D.
ILO đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp đầy đủ 4 nhóm thực phẩm cho trẻ mầm non. Hy vọng ba mẹ sẽ có thêm những thông tin hữu ích để xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo sự phát triển toàn diện của các bé.
>>> Xem thêm: Lợi ích và phương pháp phát triển thể chất cho trẻ mầm non