Trang trí lớp mầm non theo STEM: Đến trường thật là vui!
Trang trí lớp mầm non theo STEM đầy sáng tạo và khoa học sẽ mang lại hiệu quả học tập cao nhất cho các bé.
Khi bước vào một lớp học truyền thống, bạn sẽ thấy những dãy bàn học, bảng trắng, giá sách. Nhưng khi bước vào một lớp STEM, bạn sẽ thấy sự sáng tạo và trí tuệ chỉ qua cách trang trí góc STEAM mầm non. Vậy làm thế nào để tạo ra được không gian học tập lý thú “chuẩn” STEM? Mời bạn theo dõi bài viết sau.
Vì sao cần trang trí lớp mầm non theo STEM?
Lớp học STEM chính là một không gian sáng tạo, nơi các bé tập trung học những kiến thức liên quan đến STEM. STEM là viết tắt của 4 từ: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học). Đôi khi yếu tố nghệ thuật (Art) cũng được đưa thêm vào trong lớp học STEM, biến STEM thành STEAM.
Nhìn chung, một lớp học STEM sẽ dạy cho trẻ quy trình để giải quyết vấn đề hoặc thiết kế một cách khoa học. Sau đó, các em sẽ tự thực hành độc lập hoặc theo nhóm. Trong lớp học STEM sẽ có đa dạng các nguồn tài liệu, vật liệu và công nghệ để các bé có thể sử dụng.
Lớp học STEM cũng sẽ tập trung vào quá trình nhiều hơn là sản phẩm hoặc kết quả. Do vậy, trang trí lớp mầm non theo STEM sẽ góp phần kích thích trí tưởng tượng của các con và khơi gợi sự hứng thú, niềm say mê học tập.
Ngoài ra, lớp STEM trang trí góc STEM mầm non còn giúp trẻ phát triển nhiều kỹ năng quan trọng. Đó là kỹ năng tư duy logic, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm hoặc độc lập…
>>> Xem thêm: [DIY] 5 cách làm thiệp 20/11 đơn giản, ấn tượng
Cách trang trí lớp mầm non theo STEM là gì?
Sau đây, bạn hãy cùng xem qua các hướng dẫn và lưu ý quan trọng khi trang trí lớp mầm non theo STEM nhé!
Bước 1: Xác định từng vị trí trong lớp học để trang trí theo mỗi lĩnh vực trong STEM.
Bước 2: Chuẩn bị tất cả những nguyên vật liệu cần thiết. Bạn nên tận dụng vật liệu tái chế như ly nhựa, que kem, bìa carton… Các loại bút màu trang trí, giấy màu cũng là dụng cụ cần phải có. Bạn cũng có thể chuẩn bị thêm kệ tủ chồng lên nhau có dán nhãn để lưu trữ vật dụng và tiết kiệm không gian.
Bước 3: Tiến hành trang trí góc STEM mầm non ở mỗi không gian khác nhau nhưng vẫn có sự liên kết với nhau. Sắp xếp dụng cụ hợp lý để trẻ có thể tìm thấy chúng.
Bước 4: Tạo ra những hoạt động STEM phù hợp với lứa tuổi của bé. Sử dụng dụng cụ có sẵn ở mỗi khu vực trang trí trong hoạt động dạy học. Đảm bảo góc học tập luôn sạch sẽ, an toàn.
>>> Xem thêm: [DIY] Cách tự làm những chiếc bookmark handmade đẹp
Cách trang trí góc STEM mầm non ấn tượng
Hướng dẫn trang trí của lớp mầm non theo STEM là bạn cần thiết kế 5 góc học tập sao cho thật khoa học, an toàn và dễ sử dụng. Một số gợi ý đơn giản dưới đây mà bạn có thể tham khảo:
1. Trang trí góc STEM mầm non với góc khoa học
Góc khoa học STEM cho các bé mầm non thường đặt ở cuối lớp. Tại nơi đây, các bé sẽ thực hành nhiều thí nghiệm nhỏ như pha trộn màu, tạo bong bóng… Do vậy, bạn cần chuẩn bị đủ đồ dùng để phục vụ cho các hoạt động thí nghiệm. Đồ dùng gồm có: chai lo nhiều kích cỡ, cốc chia vạch ml, kính lúp, cân điện tử, dụng cụ thí nghiệm…
2. Trang trí lớp mầm non theo STEM với góc công nghệ
Công nghệ giúp trẻ kết nối với kiến thức của thế giới. Công nghệ dạy cho trẻ cách tìm ra giải pháp và làm quen với các khái niệm học thuật.
Tại góc STEM công nghệ, bạn cần sắp xếp những đồ dùng thật cho trẻ trải nghiệm và học hỏi thực tế. Các đồ vật công nghệ gồm: máy xay, quạt máy, điện thoại, tivi, máy tính… Những đồ dùng nên sắp xếp ở nơi rộng rãi để trẻ tiện quan sát, sử dụng.
3. Góc kỹ thuật trong trang trí lớp mầm non theo STEM là gì?
Góc kỹ thuật STEM thường được thiết kế với 1 bảng to. Trên bảng sẽ được đóng đinh để treo các vật dụng cần thiết cho trẻ thực hành. Vị trí của đồ vật phải vừa tầm với để trẻ dễ dàng lấy sử dụng và cất gọn gàng. Một số vật dụng kỹ thuật bao gồm: băng dính, súng keo nến, kéo, ốc vít, búa đinh…
4. Góc Toán học trong lớp STEM trang trí góc STEM mầm non
Góc Toán học STEM thường bố trí ở nơi có nhiều ánh sáng như cửa sổ. Như vậy, trẻ sẽ dễ dàng quan sát và thực hành. Một số đồ dùng phục vụ cho việc học Toán của con là: thước dây, cân, đồng hồ, hình khối, con số, lịch…
5. Trang trí góc nghệ thuật STEAM
Tại góc nghệ thuật, bạn nên chừa nhiều không gian để trưng bày các “tác phẩm” nghệ thuật độc đáo của bé. Hãy hướng dẫn con dùng những vật liệu tái chế như lõi giấy, bìa carton, nắp nhựa, chai lọ, hoa khô, vỏ ốc… để tạo ra “tác phẩm” của riêng mình.
>>> Xem thêm: Top 25 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thú vị và bổ ích
Cách trang trí lớp mầm non theo STEM khác
1. Trang trí góc STEM mầm non với bảng chữ cái
Trẻ em luôn phản ứng tốt với các kích thích thị giác. Vì vậy, trang trí lớp mầm non theo STEM phù hợp sẽ khơi dậy sự tò mò của các con. Việc sử dụng bảng chữ cái STEM sẽ tạo nên một không gian giáo dục sáng tạo. Mỗi chữ cái được thêm vào các từ vựng hoặc hình ảnh vui nhộn, bắt mắt. Khi nhìn vào một chữ cái tương ứng, trẻ có thể nhìn sang hình bên cạnh để hiểu và ghi nhớ từ vựng tốt hơn.
2. Trang trí bảng thông báo STEM tại cửa ra vào
Bạn có thể trang trí trên bảng thông báo tại cửa ra vào theo cảm hứng STEM. Bảng này để gửi thông điệp đến cho các con rằng lớp học STEM bên trong có rất nhiều điều thú vị.
Bảng thông báo sẽ thay đổi theo mùa hoặc theo các sự kiện mà lớp STEM tổ chức.
3. Dán bảng quy trình kỹ thuật
Quy trình kỹ thuật rất quan trọng trong giáo dục STEM vì nó thúc đẩy tư duy phản biện, sáng tạo và hợp tác giữa các bé. Bạn có thể in ra một tấm áp phích, trong đó hướng dẫn trẻ các bước: đặt câu hỏi, tưởng tượng, lên kế hoạch, sáng tạo, thử nghiệm và cải thiện, chia sẻ. Đó là những nguyên tắc cơ bản dùng để nghiên cứu thế giới khoa học.
Trang trí áp phích với màu sắc và hình vẽ nổi bật, sinh động. Dán áp phích ở nơi dễ nhận biết để các con có thể tham khảo trong hoạt động STEM.
>>> Xem thêm: Khám phá 5 dạng bài tập tư duy cho trẻ 4 tuổi siêu thú vị
Gợi ý các hoạt động STEM dành cho trẻ mẫu giáo
Khi lên ý tưởng trang trí lớp mầm non theo STEM, bạn cần xác định chương trình STEM sẽ bao gồm những hoạt động nào. Các hoạt động STEM dành cho trẻ mẫu giáo cần mang tính tương tác và hấp dẫn. Chúng phải khơi dậy sự tò mò, đồng thời xây dựng các kỹ năng nền tảng cho trẻ. Sau đây là một số ý tưởng để thực hiện:
1. Khám phá khoa học: Thùng cảm giác và cảm nhận độ nổi
Các thùng cảm giác là vật dụng chính trong hoạt động khám phá khoa học của bé. Bạn hãy đổ nhiều loại nguyên liệu khác nhau như nước, cát hoặc gạo vào các thùng này. Chúng mang đến trải nghiệm xúc giác, giúp trẻ học về nhiều kết cấu, chất và nguyên tố tự nhiên khác nhau.
Ví dụ: Một thùng đựng nước có thể trở thành một đại dương thu nhỏ. Bạn khuyến khích trẻ thử cho vào nhiều đồ vật khác nhau xem chúng nổi hay chìm. Trẻ sẽ dần làm quen với các khái niệm vật lý cơ bản như lực đẩy và khối lượng riêng.
Để mở rộng hoạt động khám phá, bạn hãy thử thách bé tạo ra một chiếc tàu có thể chở một món đồ chơi nhỏ hoặc một hình người mà thuyền không bị lật hoặc chìm. Cách làm này giúp bé rèn luyện tư duy thiết kế và giải quyết vấn đề.
2. Giải quyết vấn đề bằng các khối xây dựng
Các khối xây dựng không chỉ là đồ chơi; chúng còn là công cụ của các “kỹ sư nhí”. Khi sử dụng những bộ lắp ghép đơn giản này, bé sẽ đối mặt với những thử thách đòi hỏi trí tưởng tượng và tư duy phản biện.
Ví dụ, khi được yêu cầu xây dựng tòa tháp cao nhất có thể bằng số khối hạn chế, trẻ sẽ học về sự cân bằng, ổn định và tầm quan trọng của nền móng vững chắc.
3. Đường đua dốc: Khám phá tốc độ và độ dốc
Một hoạt động hấp dẫn để khám phá vật lý với các bé là tạo ra các đường dốc có độ dốc khác nhau.
Sử dụng các vật liệu đơn giản như bìa cứng hoặc ván gỗ, trẻ có thể tự xây dựng đường dốc. Sau đó, bé cho các vật như ô tô, bóng… trượt tự do trên dốc đó. Bằng cách quan sát vật nào lăn xuống nhanh hơn hoặc chậm hơn, trẻ sẽ học được về trọng lực, tốc độ và tác động của độ dốc đến chuyển động.
Tóm lại, các hoạt động thực hành liên quan đến chương trình giảng dạy STEM đòi hỏi một loại môi trường hoàn toàn khác, không giống như lớp học truyền thống. Trên đây là các thông tin trang trí lớp mầm non theo STEM, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn.
>>> Xem thêm: 11 ý tưởng trang trí Halloween mầm non cực sáng tạo