Phương pháp Montessori là gì mà được nhiều phụ huynh yêu thích?

Phương pháp Montessori là gì mà được nhiều phụ huynh yêu thích?

Tất cả các bậc phụ huynh đều mong muốn tìm ra phương pháp giáo dục tốt nhất cho con mình. Trong đó, Montessori đặc biệt nhận được nhiều sự quan tâm của ba mẹ. Vậy phương pháp Montessori là gì? Cách áp dụng phương pháp Montessori cho trẻ mầm non là gì? Hãy cùng ILO tìm hiểu nhé!

Phương pháp Montessori là gì?

Phương pháp Montessori do tiến sĩ Maria Montessori phát triển vào đầu những năm 1900. Đây là một phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, khuyến khích các hoạt động do trẻ tự dẫn dắt (gọi là “công việc”), tạo môi trường học tập cho bé ở nhiều độ tuổi khác nhau. Giáo viên sẽ đóng vai trò quan sát, theo dõi và hướng dẫn tiến trình học tập của từng bé.

Tiến sĩ Montessori tin rằng trẻ học tốt hơn khi được tự chọn nội dung học tập. Triết lý này vẫn được áp dụng rộng rãi trong các lớp học Montessori ngày nay. Một lớp học Montessori sẽ có sự khác biệt so với mô hình truyền thống như:

• Nhiều khu vực hoạt động để trẻ tự do lựa chọn trong suốt cả ngày.

• Giáo viên di chuyển giữa các nhóm học thay vì đứng giảng bài trước lớp.

• Hệ thống đánh giá không dựa trên điểm số truyền thống.

• Chú trọng phát triển toàn diện về xã hội, cảm xúc, trí tuệ và thể chất của bé.

Nhờ hiệu quả tích cực, phương pháp Montessori đã trở nên nổi tiếng toàn cầu. Đến nay, di sản của tiến sĩ Maria Montessori vẫn được Hiệp hội Montessori Quốc tế (AMI) và nhiều tổ chức, chuyên gia, giáo viên, phụ huynh tiếp tục phát triển.

>>> Xem thêm: 6 cách dạy bé nói lời cảm ơn và xin lỗi ngay từ nhỏ

Nguyên tắc cốt lõi của phương pháp giáo dục Montessori là gì?

Đồ chơi kích thích sự phát triển vận động tinh của trẻ.

1. Tôn trọng trẻ

Montessori đề cao sự tôn trọng trẻ em, khuyến khích quyền tự do lựa chọn, di chuyển, tự sửa lỗi và học theo tốc độ riêng của mỗi bé. Thầy cô giáo sẽ tương tác với bé trên tinh thần tôn trọng thực sự.

2. Khả năng học hỏi

Nghiên cứu của tiến sĩ Maria Montessori cho thấy 0 – 6 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình phát triển của bé. Bà gọi giai đoạn này là giai đoạn “trí tuệ hấp thụ” để mô tả khả năng hấp thụ thông tin nhanh chóng, hình thành trí tuệ và tính cách của mỗi em.

3. Giai đoạn nhạy cảm

Trẻ sẽ trải qua các “giai đoạn nhạy cảm” để tiếp thu kiến thức và kỹ năng dễ dàng hơn. Trong mỗi giai đoạn, trẻ tập trung cao độ, lặp lại hành động và phát triển nhanh chóng.

4. Giáo dục toàn diện theo phương pháp Montessori là gì?

Montessori chú trọng phát triển toàn diện: trí tuệ, thể chất, cảm xúc và xã hội. Ngoài Toánngôn ngữ, chương trình còn bao gồm kỹ năng sống, cảm quan và văn hóa. Mọi khía cạnh phát triển và học tập của trẻ đều đan xen và được xem là quan trọng như
nhau.

5. Montessori là phương pháp gì? Học tập cá nhân hóa

Các chương trình học Montessori được cá nhân hóa cho từng em dựa trên giai đoạn phát triển, sở thích và nhu cầu riêng của trẻ. Giáo viên theo dõi tiến trình và hỗ trợ để con tiến bộ hơn.

Montessori

6. Phương pháp giáo dục Montessori là gì? Bé tự do di chuyển và lựa chọn

Trong lớp học Montessori, bé có thể tự do di chuyển, chọn hoạt động phù hợp và học qua trải nghiệm thực tế.

7. Lớp học được sắp xếp

Không gian lớp học Montessori được sắp xếp theo trật tự và có mục đích. Lớp học bao gồm nhiều giáo cụ Montessori được thiết kế theo độ dễ đến khó để bé học trực quan.

8. Động lực nội tại theo phương pháp học Montessori là gì?

Montessori không dùng phần thưởng như tặng sao hay điểm số. Trẻ học vì niềm vui khám phá và cảm giác thành tựu khi hoàn thành công việc.

9. Phương pháp Montessori cho trẻ mầm non là gì? Phát triển tính tự lập

Giáo dục Montessori hướng tới việc giúp trẻ tự lập, tự suy nghĩ và tự học. Bé được trao cơ hội và công cụ để tự khám phá thế giới.

10. Tự giáo dục

Một trong những nguyên tắc quan trọng của phương pháp Montessori là tự giáo dục. Phương pháp này dựa trên niềm tin rằng trẻ em có khả năng tự học khi được cung cấp môi trường và tài liệu phù hợp. Giáo viên đóng vai trò quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ, giúp bé chủ động khám phá và tiếp thu kiến thức.

>>> Xem thêm: 6 chủ đề từ vựng tiếng Anh cho trẻ 3 tuổi học nhanh nhớ lâu

Ưu và nhược điểm của phương pháp Montessori là gì?

Ưu và nhược điểm của phương pháp Montessori là gì?

Rất nhiều ba mẹ đặt câu hỏi về Montessori là phương pháp gì và có ưu nhược điểm ra sao? Nhìn chung, phương pháp này mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển toàn diện cho trẻ, nhưng cũng tồn tại một số hạn chế mà ba mẹ cần hết sức lưu ý.

1. Ưu điểm của phương pháp học Montessori là gì?

Học tập thực hành, chủ động

Phương pháp Montessori nhấn mạnh việc học thông qua trải nghiệm thực tế. Bé sẽ hiểu sâu hơn về các khái niệm và phát triển kỹ năng tư duy logic. ​

Tăng cường tương tác xã hội

Lớp học Montessori thường bao gồm nhóm trẻ có nhiều độ tuổi khác nhau. Trẻ lớn sẽ hướng dẫn trẻ nhỏ. Qua đó, con phát triển khả năng giao tiếp và xây dựng tinh thần hợp tác. ​

Môi trường học tập độc đáo

Lớp học Montessori được thiết kế với không gian mở, ánh sáng tự nhiên và các tài liệu học tập được sắp xếp cẩn thận. Đấy là môi trường thân thiện và kích thích sự sáng tạo của trẻ. ​

Khuyến khích tính tự lập

Phương pháp này giúp bé phát triển sự tự tin và khả năng tự học từ sớm.

Nuôi dưỡng niềm yêu thích học tập

Montessori giúp trẻ nhìn nhận việc học là một quá trình thú vị và liên tục, không chỉ giới hạn trong khuôn khổ trường học. Điều này có thể tạo động lực học tập suốt đời.

2. Nhược điểm phương pháp Montessori là gì?

Chi phí cao

Các tài liệu học tập và đào tạo giáo viên Montessori yêu cầu đầu tư lớn. Vậy nên học phí tại các trường Montessori tương đối cao. Không phải gia đình nào cũng có đủ khả năng cho con theo học.

Chưa phát triển mạnh kỹ năng làm việc nhóm

Montessori đề cao sự tự lập nên kỹ năng làm việc nhóm không được chú trọng nhiều. Bé sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động yêu cầu tinh thần đồng đội cao.

Không phù hợp với mọi trẻ em

Phương pháp Montessori yêu cầu trẻ tự định hướng và tự giác trong học tập. Điều này có thể không phù hợp với những trẻ cần sự hướng dẫn cụ thể để cảm thấy an toàn và học hiệu quả hơn.

Hạn chế trong việc đánh giá tiến bộ

Phương pháp này thường không sử dụng hệ thống đánh giá truyền thống. Chúng gây khó khăn trong việc theo dõi và đánh giá tiến bộ học tập của trẻ.

>>> Xem thêm: Trẻ khủng hoảng tuổi lên 5: Biểu hiện và cách đối phó

Cách áp dụng phương pháp Montessori cho trẻ mầm non là gì?

trường mầm non ilo

Áp dụng phương pháp Montessori cho trẻ mầm non tại nhà không quá phức tạp, nhưng cần sự kiên nhẫn và nhất quán từ cha mẹ. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:

1. Tạo môi trường học tập chuẩn Montessori

Ba mẹ cần sắp xếp không gian gọn gàng, an toàn và có tổ chức. Đồ dùng và học cụ nên được đặt trên kệ thấp để trẻ dễ dàng lấy và cất gọn. Ánh sáng tự nhiên và vật liệu từ thiên nhiên như gỗ, vải, giấy được ưu tiên để kích thích giác quan.

Môi trường cần tối giản, tránh bày quá nhiều đồ để trẻ tập trung vào từng hoạt động. Đồng thời, tạo góc học tập riêng, nơi bé có thể khám phá và học tập một cách độc lập theo nhịp độ của mình.

2. Khuyến khích trẻ tự lập

Khuyến khích trẻ tự lập bằng cách cho phép con tự làm những việc phù hợp như mặc quần áo, dọn dẹp, rót nước hay giúp đỡ công việc nhà đơn giản. Hạn chế can thiệp quá mức, chỉ hỗ trợ khi thật sự cần thiết để trẻ tự tin và phát triển kỹ năng độc lập.

3. Học qua thực hành

Tạo cơ hội cho bé khám phá thế giới xung quanh bằng các hoạt động thực tế:

• Hoạt động đời sống: Học cách rửa tay, chăm sóc cây cối, nấu ăn đơn giản.

• Hoạt động cảm quan: Chơi trò chơi với hạt, nước, đất nặn để kích thích giác quan.

• Toán học: Dùng hạt đậu, viên sỏi để tập đếm thay vì các con số khô khan.

• Ngôn ngữ: Đọc sách, kể chuyện, chơi trò ghép chữ.

4. Phương pháp học Montessori là gì? Tôn trọng nhịp độ học tập của bé

Bạn không nên ép buộc hay so sánh con với những đứa trẻ khác. Hãy kiên nhẫn quan sát, lắng nghe và khuyến khích trẻ khám phá theo cách riêng của mình. Điều này giúp con tự tin, yêu thích việc học và phát triển toàn diện theo khả năng tự nhiên.

5. Hạn chế thiết bị công nghệ

Hạn chế cho bé sử dụng thiết bị công nghệ, thay vào đó khuyến khích các hoạt động thực tế như đọc sách, vẽ tranh, chơi xếp hình hay khám phá thiên nhiên. Điều này giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo, kỹ năng vận độngkhả năng tập trung tốt hơn.

6. Giữ bình tĩnh và làm gương cho bé

Trẻ học hỏi qua quan sát. Vì vậy, bạn cần thể hiện sự kiên nhẫn, tôn trọng và cách xử lý tình huống một cách tích cực. Khi cha mẹ điềm tĩnh và nhất quán, con sẽ dần hình thành thói quen ứng xử nhẹ nhàng và tự kiểm soát cảm xúc tốt hơn.

Bài viết trên đã cung cấp các thông tin cần thiết về phương pháp Montessori là gì, qua đó ba mẹ có thể cân nhắc lựa chọn cho bé để đạt hiệu quả giáo dục tốt nhất. Chúc bạn thành công!

>>> Xem thêm: 9 mẹo dạy con nghe lời mang lại hiệu quả lớn