6 cách dạy trẻ 2 tuổi nghe lời hiệu quả
Bé 2 – 3 tuổi bỗng trở nên ương bướng, khó bảo, phản ứng gay gắt trước những điều con không hài lòng. Ba mẹ bất lực, “bó tay” trước những tình huống này và không biết cách dạy trẻ 2 tuổi nghe lời như thế nào tốt nhất. ILO gợi ý ba mẹ cách giúp bé nghe lời, thể hiện tích cách tích cực trong bài viết dưới đây.
Vì sao trẻ 2 tuổi thường bướng bỉnh, không nghe lời ba mẹ?
Khi lên 2 tuổi, bé bắt đầu tiếp xúc, khám phá nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống xung quanh. Lúc này, bé bắt đầu chớm nở những suy nghĩ của riêng mình. Con sẽ có thái độ, biểu cảm phản ứng, thậm chí là phản kháng với các tác động của môi trường chung quanh. Vì vậy, biểu hiện không nghe lời, bướng bỉnh là điều tất yếu trong quá trình phát triển tâm lý, nhận thức và cả tính cách của con.
Ngoài ra, bé còn hay chống đối và làm ngược lại các yêu cầu của ba mẹ. Đây cũng có thể là dấu hiệu của cột mốc “khủng hoảng tuổi lên 3” đối với các bé từ 1,5 – 4 tuổi. Lúc này, tâm lý và cảm xúc của trẻ thường bị xáo trộn, khó kiểm soát nên có những phản ứng thái quá, không nghe lời ba mẹ. Mặt khác, bé 2 tuổi ương bướng, không nghe lời đôi khi còn do ba mẹ chưa hiểu tâm lý, sở thích của con. Ba mẹ chưa có sự quan tâm chăm sóc trẻ đúng cách.
Dù nguyên nhân bé trở nên khó bảo, ương bướng là gì, ba mẹ cũng cần tìm hiểu và lựa chọn hướng giải quyết, cách dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời phù hợp thay vì la mắng, trách phạt con. Quá lạm dụng việc quát mắng, đòn roi khiến bé không ngoan, bướng bỉnh hơn mà còn thiếu khoa học. Lâu dần ảnh hưởng xấu đến tâm lý, gây khó khăn trong việc dạy bảo con trong tương lai.
>>> Xem thêm: Dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi tự lập
6 cách dạy trẻ 2 tuổi nghe lời ba mẹ hiện đại không nên bỏ qua
Trong quá trình nuôi dạy trẻ 2 tuổi ương bướng, không nghe lời, ba mẹ cần tránh thực hiện thô bạo, ảnh hưởng đến tâm lý, nhận thức và sự phát triển toàn diện của bé. Dưới đây là những cách dạy trẻ 2 tuổi nghe lời nhẹ nhàng, thông thái và hiệu quả mà ba mẹ có thể áp dụng.
1. Lựa chọn thời điểm thích hợp để giải thích, dạy trẻ 2 tuổi nghe lời
Bé đang trong cơn tức giận, ương bướng, phản ứng gay gắt hoặc ăn vạ… chắc chắn sẽ không thể tiếp thu bất kỳ điều gì từ ba mẹ. Do đó, thời điểm vàng để ba mẹ giải thích cho con thấy được lỗi sai của mình là khi mọi chuyện đã kết thúc. Lúc này, ba mẹ nên nhẹ nhàng nói rõ những điều con đã sai, con nên làm thế nào cho đúng… Đây là cách dạy trẻ 2 tuổi nghe lời hiệu quả để bé từ từ nhìn nhận vấn đề, rút kinh nghiệm và thay đổi.
Đồng thời, trong quá trình uốn nắn tính ương bướng, dạy con nghe lời, ba mẹ cần biết mềm mỏng, cứng rắn đúng lúc. Trong trường hợp bé đòi hỏi, ăn vạ mà ba mẹ mềm mỏng, chiều theo ý con sẽ khiến bé coi đó là điều hiển nhiên. Trường hợp bé nóng giận, phản ứng mạnh mẽ mà ba mẹ nổi nóng, dùng đòn roi sẽ khiến sự việc càng nghiêm trọng, con càng ương bướng và “lì đòn”.
Vì thế, khi bé có những biểu hiện chống đối, ương bướng, không nghe lời, ba mẹ cần có thái độ dứt khoát, rõ ràng để con thấy việc làm của mình là sai và dừng lại. Ba mẹ cần bình tĩnh và nhẹ nhàng trấn áp nếu bé gào khóc, ăn vạ.
>>> Đọc thêm: Bật mí 12 cách dạy con của người Nhật khiến cả thế giới ngưỡng mộ
2. Cách dạy trẻ 2 tuổi nghe lời: không đáp ứng 100% yêu cầu của con
Nếu tất cả yêu cầu, mong muốn của trẻ đều được ba mẹ, ông bà đáp ứng sẽ khiến con hình thành nhiều tính xấu và tâm lý “muốn gì được đó”. Những khi không được ba mẹ đáp ứng yêu cầu, trẻ sẽ có thái độ chống đối, ương bướng và có những phản ứng gay gắt. Do đó, ba mẹ nên hạn chế tối đa việc chiều chuộng, đáp ứng tất cả các yêu cầu, đòi hỏi của con.
Đồng thời trước mỗi đòi hỏi của con, ba mẹ nên có sự phân tích, giải thích đúng sai cho con hiểu. Thực hiện điều này thường xuyên sẽ giúp bé biết được điều nào nên làm và không nên.
>>> Đọc thêm: Time-out là gì và cách dạy con không đòn roi như thế nào?
3. Không nên ép buộc con làm những điều không muốn, không thích
Thông thường, bé từ 2-3 tuổi đã có nét tính cách và những sở thích riêng. Bé đã bắt đầu thể hiện sở thích và những điều không thích. Do đó, ba mẹ cần quan sát, nhận biết, thấu hiểu sở thích của con. Từ đó có phương pháp uốn nắn, cách dạy trẻ 2 tuổi nghe lời phù hợp.
Theo đó, ba mẹ không nên cương quyết ép buộc con làm những việc bé không thích. Thay vào đó, ba mẹ hãy lắng nghe, trao đổi để hiểu lý do vì sao con không muốn, không thích. Việc ép buộc một cách quá đáng, tiêu cực sẽ dễ khiến con dễ nổi loạn, khó chịu và không muốn nghe lời ba mẹ.
>>> Xem thêm: Gợi ý 8 loại sách cho bé 3 tuổi bổ ích và thú vị
4. Khen ngợi, động viên là cách dạy trẻ 2 tuổi nghe lời theo hướng tích cực
Khi con làm đúng hoặc làm tốt một việc gì đó, ba mẹ đừng ngần ngại khen ngợi và động viên con tiếp tục phát huy. Sự cổ vũ kịp thời bằng những lời khen, phần thưởng sẽ giúp con thấy việc làm của mình là đúng đắn và đã được ghi nhận. Từ đó thúc đẩy con nghe lời ba mẹ và những người xung quanh.
Đồng thời, đây được xem là chất xúc tác để con dám thể hiện mình, rèn luyện tính tự tin và chủ động. Ba mẹ tránh trường hợp áp đặt, đòn roi sẽ khiến con nhút nhát, thu mình và chống đối ba mẹ.
5. Khéo léo chuyển sự chú ý, quan tâm của bé 2 tuổi không nghe lời
Đây là một trong những cách dạy trẻ 2 tuổi nghe lời hiệu quả. Bạn hãy khéo léo gợi ra một chủ đề, sự vật, sự việc khác hấp dẫn và thú vị để con cảm thấy thích thú, đánh lạc hướng chú ý và sự quan tâm của con. Lúc này, con sẽ bớt cáu gắt, khó chịu và cảm thấy việc bé đang muốn không còn quan trọng nữa.
Ví dụ bé òa khóc, đòi mở tivi thay vì đi ngủ, ba mẹ có thể thu hút sự chú ý của con bằng truyện tranh, sách báo. Song song đó, ba mẹ đưa ra đề nghị: “Nếu con ngoan chịu vào phòng ngủ, ba mẹ sẽ đọc cuốn truyện này cho con”…
>>> Đọc thêm: Top 13 cách dạy con thông minh cha mẹ cần biết
6. Đừng quên có những hình phạt đúng khi bé làm sai và không nghe lời
Bên cạnh những lời khen, phần thưởng khích lệ khi con làm tốt thì ba mẹ cũng cần có những hình phạt trước mỗi hành động bé làm sai. Một số hình phạt ba mẹ có thể áp dụng trong cách dạy trẻ 2 tuổi nghe lời như: cho bé úp mặt vào tường; cấm con xem tivi 3 ngày; nếu con không ăn, ba mẹ có thể dứt khoát cắt luôn bữa ăn đó.
Ba mẹ cần kiên nhẫn giải thích cho con những lỗi sai và hướng dẫn con cách làm đúng. Áp dụng song song cách này sẽ giúp con nhìn nhận vấn đề đúng sai tốt, từ đó ngoan ngoãn và nghe lời hơn.
Những lưu ý “vàng” trong cách dạy trẻ 2 tuổi nghe lời
Để tăng hiệu quả của các phương pháp, cách dạy bé 2 tuổi biết nghe lời, ba mẹ cần lưu ý những điều sau:
• Ba mẹ phải luôn giữ bình tĩnh và kiên nhẫn với con trong mọi trường hợp. Dạy dỗ con nên người là cả một hành trình gian nan và áp lực. Trong đó, dạy trẻ 2 tuổi nghe lời cũng khó khăn không kém. Đó là một hành trình dài và không phải phương pháp nào cũng phù hợp 100% với bé. Vậy nên, ba mẹ cần có sự kiên nhẫn, bình bĩnh, không nên nóng vội mà áp dụng các cách tiêu cực dẫn đến mọi công sức như “đổ sông đổ bể”.
• Không nên sử dụng vũ lực, đòn roi, quát mắng con: Khi trẻ không nghe lời, thậm chí gắt gỏng và có những hành động thái quá, đi ngược yêu cầu khiến ba mẹ bực tức, nóng giận, bạn tuyệt đối không nên mắng mỏ hoặc đánh con. Bởi, những cách tiêu cực này chỉ khiến bé thêm ngang bướng, ương ngạnh, nhất là ảnh hưởng đến tâm sinh lý. Đặc biệt, ba mẹ không nên đánh, mắng con trước mặt người khác.
• Hãy là tấm gương tốt cho con: Người ta thường ví trẻ con như trang giấy trắng. Bên cạnh những gì ba mẹ dạy thì chúng sẽ tự học, bắt chước từ gia đình, nhà trường và môi trường sống xung quanh. Tất cả những điều bé nghe, thấy và học được sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành tính cách, đạo đức và sự phát triển toàn diện về sau. Chính vì vậy, ba mẹ hãy luôn là tấm gương tốt để con nhìn và noi theo.
• Ba mẹ nên áp dụng linh hoạt nhiều cách dạy bé 2 tuổi không nghe lời bởi mỗi bé sẽ có cá tính khác nhau. Đồng thời, tùy từng trường hợp mà ba mẹ lựa chọn phương pháp phù hợp. Thay đổi, vận dụng linh hoạt các phương pháp sẽ mang đến hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là những cách dạy trẻ 2 tuổi nghe lời hiệu quả, ba mẹ có thể lựa chọn và áp dụng sao cho phù hợp với con mình. Tuy nhiên, việc dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời không phải là điều dễ dàng. Quan trọng nhất, ba mẹ phải kiên nhẫn và hiểu con mình. Đồng thời đừng quên làm tấm gương tốt, tạo cho trẻ môi trường tích cực, văn minh để con lớn lên bình an, trở thành người tử tế và có ích cho xã hội.
>>> Xem thêm: Top 12 trò chơi cho trẻ 3 – 4 tuổi bổ ích