Bỏ túi 7 cách dạy trẻ 2 tuổi tập nói hiệu quả
Hiện nay, tình trạng trẻ 2 tuổi chậm nói không hiếm gặp, khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Đâu là thời điểm thích hợp để dạy bé tập nói và dạy trẻ tập nói như thế nào là đúng cách? ILO sẽ hướng dẫn ba mẹ phương pháp dạy trẻ 2 tuổi tập nói hiệu quả trong bài viết sau!
Thời điểm nào nên dạy trẻ tập nói?
Ngay từ khi mới sinh ra, mỗi em bé đều có khả năng tạo ra rất nhiều âm thanh. Đó có thể là tiếng khóc, tiếng thủ thỉ và khi bé lớn hơn là tiếng gọi ba, gọi mẹ. Càng lớn hơn, bé có thể nói nhiều hơn đồng nghĩa với khả năng ngôn ngữ phát triển.
Theo các chuyên gia, ba mẹ nên chú trọng việc tập nói cho con càng sớm càng tốt. Dưới đây là hành trình tập nói của trẻ qua các giai đoạn:
• Từ 0 đến 6 tháng: Bé có thể phát ra âm thanh bập bẹ, ọ ọe… Con có khả năng hiểu một số điều người lớn nói, biểu hiện bằng cách quay đầu về hướng có giọng nói.
• Từ 7 đến 12 tháng: Thông thường, ở độ tuổi này, bé có thể hiểu những từ ngữ đơn giản. Trẻ ở giai đoạn này đã có khả năng sử dụng cử chỉ để giao tiếp, vốn từ vựng khoảng 1-3 từ.
• Từ 13 đến 18 tháng: Thời điểm này con có thể mở rộng vốn từ vựng lên 10 – 20 từ. Hơn nữa, bé cũng có khả năng bắt chước các từ đơn giản mà chúng thường xuyên được nghe thấy. Bé cũng hiểu mệnh lệnh đơn giản của ba mẹ.
• Từ 19 đến 36 tháng: Lúc này, vốn từ vựng của con đã mở rộng lên 50 – 100 từ. Con có thể gọi tên bộ phận cơ thể và những người quen thuộc. Mặt khác, bé cũng nói được cụm từ và câu ngắn.
• Từ 2 đến 3 tuổi: Bé có vốn từ vựng khoảng 250 từ trở lên. Con biết đặt câu hỏi, đưa ra yêu cầu và làm theo hướng dẫn chi tiết.
>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi biết làm gì? Khám phá sự phát triển của trẻ 2 tuổi
Cách dạy trẻ 2 tuổi tập nói
Trên thực tế, không phải mọi đứa trẻ đều có sự phát triển ngôn ngữ giống nhau. Thế nhưng, một số em bé 2 tuổi cần người lớn hỗ trợ trong quá trình tập nói để có thể làm điều đó tốt hơn.
Dưới đây là 7 cách dạy bé 2 tuổi tập nói:
1. Thường xuyên nói chuyện cùng con
Tận dụng mọi cơ hội để nói chuyện cùng con là phương pháp giúp bé tiếp xúc với ngôn ngữ một cách tự nhiên. Ngay cả khi các bé không phản hồi lại những gì mà người lớn nói thì bạn cũng đừng dừng lại.
Hãy nói chuyện với con khi thay tã, trong khi chuẩn bị bữa tối, trong lúc ăn, khi chơi cùng con… Nghe người khác nói chuyện là một trong những cách tuyệt vời để bé học từ vựng. Bé sẽ thích nghe giọng nói và muốn nói nhanh nhất có thể để đáp lại lời người khác nói với mình.
2. Dạy trẻ 2 tuổi tập nói bằng cách làm mẫu
Làm mẫu để con bắt chước là cách dạy trẻ tập nói mà hầu hết các bậc cha mẹ đều áp dụng.
Theo các chuyên gia ngôn ngữ, bắt chước là một công cụ tuyệt vời để những đứa bé chậm nói học cách sử dụng từ ngữ. Đầu tiên hãy dạy bé bắt chước hành động, sau đó tới âm thanh.
Chẳng hạn, hướng dẫn bé thực hiện hành động giơ tay lên đồng thời nói với giọng hào hứng “giơ tay lên”. Dần dần, khi bé đã biết bắt chước các hành động và từ đơn giản, hãy thêm các từ phức tạp hơn.
Ba mẹ cũng nên lặp đi lặp lại việc gọi tên các thành viên trong gia đình và hướng dẫn con bắt chước: mẹ, bà, ba… Đây là những từ đơn giản mà các em bé dễ phát âm theo.
>>> Đọc thêm: Tiêu chí chọn sách cho trẻ 2 tuổi và top 10 sách hay cho bé
3. Đọc sách cho con nghe
Các chuyên gia ngôn ngữ luôn khuyên những người làm cha làm mẹ rằng hãy dành thời gian đọc sách cho bé nghe, càng nhiều mỗi ngày càng tốt. Đây là một trong những phương pháp hiệu quả để thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ. Bởi vì một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đọc sách sẽ giúp trẻ tiếp xúc với vốn từ vựng rộng hơn là những gì mà người lớn nói.
Khi đọc sách cho con nghe, hãy chỉ vào các đồ vật, hình ảnh ngộ nghĩnh… Đồng thời đừng quên yêu cầu bé nói lại những từ mà bạn vừa chỉ. Bạn cũng có thể nói tên bức tranh và yêu cầu bé chỉ vào, thậm chí hỏi trẻ xem hành động gì đang xảy ra.
>>> Đọc thêm: Khám phá phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non
4. Thường xuyên mở rộng vốn từ cho con
Đây là một trong những cách dạy trẻ 2 tuổi tập nói hiệu quả, giúp bé có được vốn từ vựng mới và biết cách nói câu hoàn chỉnh sớm.
Áp dụng phương pháp này bằng cách khi bé nói một từ hoặc cụm từ, hãy thêm vào đó các từ có nghĩa khác để được câu hoàn chỉnh hơn. Dần dần, bé sẽ hiểu được những từ nào nên đi cùng nhau và cách kết hợp từ như thế nào là có nghĩa.
Ví dụ:
• Con: Sữa
• Ba mẹ: Con muốn uống sữa à?
• Con: Bế
• Ba mẹ: Con muốn mẹ bế con lên à?
>>> Đọc thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 0-10 tuổi theo chuẩn WHO
5. Đừng quên đặt câu hỏi cho con
Đặt câu hỏi mọi lúc mọi nơi về những gì diễn ra xung quanh bé và yêu cầu con trả lời cũng là một trong những phương pháp dạy con tập nói nhiều ba mẹ đang áp dụng.
Có thể bé chưa thể trả lời được bằng các từ rõ ràng và câu đầy đủ. Thế nhưng, điều này không sao. Theo thời gian, bé sẽ biết cách trả lời theo ý chúng. Lúc đầu có thể là sử dụng cử chỉ, sau đó đến các từ đơn và tới một ngày là các câu có nghĩa.
>>> Đọc thêm: Top 25 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thú vị và bổ ích
6. Sử dụng âm nhạc để dạy bé 2 tuổi tập nói
Phần lớn mọi em bé 2 tuổi đều thích nhịp điệu và các bài hát du dương. Vì vậy, sử dụng âm nhạc sẽ giúp bé tiếp thu các từ và cách diễn đạt hiệu quả hơn.
Hãy thử hát các bài hát đơn giản dành cho trẻ em kèm hành động minh họa vui nhộn, chẳng hạn như The Wheels on the Bus, Itsy Bitsy Spider, Twinkle Twinkle… Lúc đầu bé sẽ biết bắt chước các chuyển động và cử chỉ cùng với bài hát, tiếp theo đó sẽ là ngân nga theo điệu nhạc.
7. Chơi các trò chơi với con là cách dạy trẻ 2 tuổi tập nói
Các chuyên gia ngôn ngữ khuyến khích ba mẹ nên dành nhiều thời gian chơi và giao tiếp với con để phát triển kỹ năng ngôn ngữ.
Đừng để trẻ chơi một mình với đồ chơi hoặc thiết bị công nghệ, bởi vì đây là nguyên nhân khiến bé chậm nói. Mỗi ngày, ba mẹ nên sắp xếp một khoảng thời gian nhất định nào đó, gác lại mọi công việc và cùng con chơi các trò đơn giản như tô màu, xếp hình, mặc quần áo cho búp bê… Trong quá trình chơi đừng quên tương tác và giao tiếp với bé để con học được nhiều từ mới.
Chẳng hạn, nói chuyện với bé về các đồ vật và những gì mà con đang chơi:
– Đây là hình tròn, hình tròn này màu đỏ, con vẽ cho mẹ một hình tròn nhé!
– Đó là bút chì màu, bút này màu xanh, bút này màu cam, con thích bút màu gì?…
Ngoài những cách trên, nhiều người cũng truyền tai nhau các mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói. Đó là mẹo giật đồ (cướp lời), mẹo chữa chậm nói bằng đậu đỏ hoặc cá lóc. Tuy nhiên, đây chỉ là những mẹo dân gian không có cơ sở khoa học và chưa có nghiên cứu nào chứng minh có hiệu quả hay không.
>>> Đọc thêm: Top 10 đồ chơi cho trẻ 2 tuổi giúp bé thông minh, nhanh nhẹn
Lưu ý khi dạy trẻ 2 tuổi tập nói
Dạy con tập nói để hiệu quả, ba mẹ cần chú ý một số điều sau:
1. Hạn chế chỉnh sửa nhiều khi dạy bé tập nói
Học nói là cả một quá trình, do vậy ba mẹ không nên nôn nóng. Bé cần có thời gian để tập luyện và lúc đầu con thường nói chưa chính xác. Thế nhưng, không phải vì vậy mà người lớn thường xuyên chỉnh sửa.
Hãy để quá trình tập nói của con diễn ra một cách tự nhiên. Ba mẹ chỉ cần hỗ trợ và phản hồi lại bằng những câu đúng và phù hợp để con sửa dần dần. Nếu thường xuyên nhắc nhở bé rằng con nói sai chỗ này, sai chỗ kia thì bé sẽ nảy sinh tâm lý sợ hãi dẫn đến ngại nói.
>>> Đọc thêm: Vận động thô là gì và làm thế nào để phát triển kỹ năng vận động thô?
2. Thường xuyên khen ngợi và động viên con
Khi dạy trẻ 2 tuổi tập nói, người lớn cần thường xuyên động viên và khen ngợi con. Bởi vì điều này là nguồn động lực để bé tiếp tục quá trình học nói của mình. Bé sẽ hào hứng và muốn nói nhiều hơn để làm hài lòng mọi người.
3. Nên giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng thời gian sử dụng thiết bị điện tử có liên quan tới việc chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Các chuyên gia nhấn mạnh rằng tương tác với người khác và không nhìn chằm chằm vào màn hình là cách tốt nhất để phát triển ngôn ngữ.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị rằng với bé 2-5 tuổi, nên dành tối thiểu 1 giờ trước màn hình, còn những trẻ nhỏ hơn thời gian sẽ ít hơn.
Dạy trẻ 2 tuổi tập nói là cả một quá trình cần sự kiên nhẫn của người lớn. Hãy để quá trình tập nói trong những năm đầu đời của con trở nên thú vị và là kỷ niệm đẹp khó quên.
>>> Đọc thêm: Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi: 10 kỹ năng quan trọng