Thuốc trị táo bón cho trẻ 2 tuổi nào tốt?

Một số loại thuốc trị táo bón cho trẻ 2 tuổi.

Trẻ bị táo bón dài ngày, sau khi đã thay đổi chế độ ăn uống, cần được điều trị bằng thuốc. Thuốc trị táo bón cho trẻ 2 tuổi nào tốt và khi dùng thuốc cần lưu ý những gì? Mời ba mẹ tham khảo bài viết của ILO để biết cách chọn thuốc táo bón cho trẻ.

Bé bị táo bón nên uống thuốc gì?

Trẻ bị táo bón nên uống thuốc gì?

Táo bón là vấn đề phổ biến ở trẻ em và nhiều bé phải sử dụng tới thuốc. Các loại thuốc táo bón có khả năng thúc đẩy nhu động ruột, cải thiện sức khỏe tiêu hóa đồng thời thay đổi độ đặc của phân để chúng đi ra ngoài dễ dàng hơn.

Các loại thuốc trị táo bón cho trẻ 2 tuổi trên thị trường hiện nay gồm các nhóm sau:

1. Nhóm thuốc tạo khối

Một trong những cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi được nhiều mẹ áp dụng là cho con dùng thuốc tạo khối. Nhóm thuốc này có tác dụng bổ sung chất xơ, tạo khối và làm cho phân mềm, giúp đi qua hệ tiêu hóa dễ.

Thuốc tạo khối phát huy tác dụng từ 1-3 ngày. Vì thuốc hút nhiều nước, nên ba mẹ cần cho bé uống đủ nước theo chỉ dẫn để phát huy hết khả năng trị táo bón của thuốc.

Ví dụ: Methylcellulose

>>> Đọc thêm: 10 cách dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân

2. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu

probiotics tốt cho tiêu hóa

Thuốc trị táo bón cho trẻ 2 tuổi nào tốt? Thuốc nhuận tràng có tác dụng thẩm thấu, hút nước từ phần còn lại của cơ thể vào ruột, làm mềm phân và khiến phân dễ đi ra ngoài hơn. Thuốc này thường có tác dụng trong vòng 48 – 72 giờ.

Ví dụ: Lactulose, Macrogol, Polyethylene Glycol

3. Thuốc làm mềm phân

Thuốc làm mềm phân còn được gọi là thuốc nhuận tràng hoạt động bề mặt, làm tăng hàm lượng nước trong phân, giúp khối phân mềm và dễ tống ra ngoài mà không cần bé phải rặn.

Ví dụ: Arachis, Docusate

4. Thuốc nhuận tràng kích thích

Thuốc nhuận tràng kích thích.

Loại thuốc này kích thích các cơ lót trong ruột, làm tăng nhu động ruột và từ đó hỗ trợ di chuyển phân qua hệ tiêu hóa. Thuốc nhuận tràng kích thích thường phát huy tác dụng trong vòng 6 – 12 giờ và thích hợp cho bé không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị ở trên.

Ví dụ: Bisacody, Senna, Natri Picosulfat

Ngoài những nhóm thuốc trị táo bón cho trẻ nêu trên, bác sĩ cũng có thể kê thêm thuốc thụt tháo. Đây là phương pháp điều trị táo bón bằng cách đưa chất lỏng trực tiếp vào trực tràng, giúp làm mềm phân và thúc đẩy nhu động ruột. Loại thuốc này được khuyến nghị nên dùng để điều trị táo bón nặng hoặc kéo dài dai dẳng.

>>> Đọc thêm: Top 20 loại sữa cho trẻ 2 tuổi chất lượng tốt, được tin dùng

Review một số loại thuốc trị táo bón cho trẻ 2 tuổi

Táo bón không chỉ khiến bé ăn kém, chán ăn mà còn gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu để tình trạng kéo dài. Do vậy, sử dụng thuốc trị táo bón cho bé 2 tuổi là điều cần thiết.

Dưới đây là một số loại thuốc đặc trị táo bón cho bé tốt nhất hiện nay:

1. Siro Ginkid, thuốc trị táo bón cho trẻ 2 tuổi

Siro Ginkid bổ sung chất xơ, hỗ trợ phát triển các vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

Siro Ginkid bổ sung chất xơ, hỗ trợ phát triển các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Do vậy, uống thuốc này có thể giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng và cải thiện táo bón. Siro Ginkid sử dụng được cho các bé từ 1 – 10 tuổi.

Nếu con bạn không nạp đủ chất xơ thông qua ăn uống và bị táo bón, nên sử dụng Siro Ginkid. Với bé 2 tuổi, liều lượng sử dụng thuốc này là 5ml/lần, mỗi ngày 2-3 lần.

2. Cốm vi sinh Bio-acimin Fiber QD-Meliphar

Thuốc trị táo bón dạng cốm thơm, ngọt cho trẻ.

Bio-acimin Fiber QD-Meliphar là thuốc trị táo bón cho trẻ 2 tuổi và người lớn. Thuốc chứa chất xơ tự nhiên synergy 1 và men vi sinh thực vật, có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp con có hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh. Cốm vi sinh cũng bổ sung một lượng chất xơ mà bé bị thiếu hụt qua ăn uống.

Với thuốc này, bé 2 tuổi uống 1 gói/lần, 2 lần/ngày. Pha cốm với nước ấm hoặc nước nguội, khuấy đều cho tan và cho con uống sau bữa ăn.

>>> Đọc thêm: Nguyên nhân và 7 cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi

3. Siro Special Kid Soulag Doux Eric Favre Wellness

Siro Special Kid Soulag Doux Eric Favre Wellness

Special Kid Soulag Doux là sản phẩm của tập đoàn Eric Favre Laboratoire nổi tiếng ở Pháp. Đây là thuốc dành riêng cho trẻ em, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ khép kín, đạt tiêu chuẩn châu Âu. Thuốc trị táo bón này có thành phần chủ yếu từ thiên nhiên như dịch chiết quả mận, trái sung, cúc La Mã… Thuốc hỗ trợ nhuận tràng và kích thích hệ tiêu hóa.

Bé 2 tuổi bị táo bón uống 5ml (1 thìa cà phê) mỗi ngày và uống vào buổi sáng. Có thể uống thuốc trực tiếp hoặc pha với nước.

>>> Đọc thêm: Dấu hiệu trẻ em 2 tuổi bị COVID-19 và cách chăm sóc tại nhà

4. Thuốc trị táo bón cho trẻ 2 tuổi Sorbitol

Sorbitol là thuốc nhuận tràng thẩm thấu

Sorbitol là thuốc nhuận tràng thẩm thấu, điều trị chứng táo bón, cải thiện sức khỏe răng miệng và hệ tiêu hóa. Thuốc hoạt động bằng cách hút nước vào lòng ruột từ các mô lân cận, giúp phân mềm và dễ đi đại tiện hơn.

Thuốc điều trị táo bón này có vị ngọt như mía đường, rất dễ uống. Bé 2 tuổi cần uống 1/4 gói 5g/ngày và chia thành 2 lần sử dụng, dùng liên tục từ 3 – 5 ngày.

5. Chất xơ tự nhiên Ích Nhi

Thuốc trị táo bón thành phần tự nhiên.

Thành phần chính của chất xơ tự nhiên Ích Nhi là các loại vitamin như B1. B2 và B6 cùng chất xơ tự nhiên inulin. Loại thuốc này có thể khắc phục các vấn đề như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón.

Trẻ 2 tuổi bị táo bón hoặc thiếu chất xơ nên bổ sung 2 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 gói, uống sau khi ăn.

6. Thuốc trị táo bón cho trẻ 2 tuổi Isilax Bimbi

Isilax Bimbi là siro trị táo bón cho trẻ 2 tuổi.

Isilax Bimbi là siro trị táo bón cho trẻ nhỏ với thành phần từ thảo dược như mận khô, táo tây, chiết xuất cây manna và cây cẩm quỳ… Siro này có công dụng bổ sung sorbitol, dihydrophenylisatin, tăng nhu động ruột đồng thời làm nhão phân.

Isilax Bimbi còn chứa pectin và inulin, đều là những chất xơ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, điều hòa hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa táo bón. Thuốc này được khuyến nghị uống buổi tối trước khi đi ngủ và liều lượng chia theo cân nặng của con.

7. Cốm phòng chống táo bón Natufib Hulipha

Cốm phòng chống táo bón Natufib Hulipha

Natufib Hulipha là cốm phòng chống táo bón với thành phần chính là chất xơ hòa tan FOS cùng với các vitamin như A, B1, D… Thuốc có tác dụng nhuận tràng, giúp hệ vi sinh có lợi phát triển trong đường ruột và hỗ trợ điều trị suy dinh dưỡng.

Trẻ em 2 tuổi mỗi lần uống 1 gói cốm Natufib Hulipha và sử dụng đều đặn ngày 2 lần/ngày sẽ giảm tình trạng táo bón.

>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi biết làm gì? Khám phá sự phát triển của trẻ 2 tuổi

Lưu ý khi cho trẻ dùng thuốc trị táo bón cho trẻ 2 tuổi

Lưu ý khi dùng thuốc trị táo bón cho trẻ mầm non.

Khá nhiều người phân vân có nên sử dụng thuốc trị táo bón cho con em mình hay không vì sợ các tác dụng phụ của thuốc. Các bác sĩ nhi khoa khuyến nghị rằng bé bị táo bón kéo dài, gây ra các vấn đề về sức khỏe cần được điều trị bằng thuốc. Tuy vậy, ba mẹ nên lưu ý các điều sau:

• Cho con sử dụng thuốc điều trị táo bón hoặc thụt tháo đại tràng cần tuân theo chỉ dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ. Không nên tự ý dùng thuốc vì có thể gây hại cho con hoặc khiến tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn.

• Uống thuốc theo đúng liều lượng quy định theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe để giảm tác dụng phụ và các biến chứng nguy hiểm cho bé.

• Không lạm dụng các loại thuốc thụt tháo. Sử dụng thuốc xổ nên là một phương án hỗ trợ tạm thời, tuyệt đối không được kéo dài vì khiến con mất phản xạ đại tiện, hậu môn bị tổn thương, đi đại tiện không tự chủ, viêm nhiễm…

• Bên cạnh sử dụng thuốc theo đúng quy định, cần tăng cường thực phẩm giàu chất xơ và lợi khuẩn cho con, khuyến khích bé uống nhiều nước, tích cực vận động để hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc.

• Nếu thấy con dùng thuốc trị táo bón có bất kỳ vấn đề bất thường nào, cần ngay lập tức ngưng sử dụng và báo với bác sĩ.

Có rất nhiều thuốc trị táo bón cho trẻ 2 tuổi trên thị trường hiện nay. Điều quan trọng là ba mẹ nên ưu tiên lựa chọn những loại có chứa các thành phần từ thiên nhiên để tốt cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, cần đặc biệt tuân theo chỉ dẫn hoặc hướng dẫn của người có chuyên môn để việc điều trị táo bón đạt kết quả như mong muốn.

>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét: Nguyên nhân và cách xử lý