9 mẹo dạy con nghe lời mang lại hiệu quả lớn

Có những đứa trẻ hơi “trái tính, trái nết” khiến cho việc uốn nắn trở nên đầy thử thách với ba mẹ. Vậy làm thế nào để biết cách dạy con nghe lời? Bạn cần hiểu những nguyên nhân ẩn sau hành vi của bé để có cách dạy con bướng bỉnh không nghe lời phù hợp.

Cách dạy con nghe lời: Nhận biết thế nào là trẻ bướng bỉnh?

Trẻ thường được gắn mác “bướng bỉnh” khi thể hiện nhu cầu lớn để khẳng định bản thân. Trẻ muốn tác động đến môi trường xung quanh, kiểm soát cơ thể và hoạt động của mình, muốn tiếng nói của mình được lắng nghe. Trẻ muốn đưa ra lựa chọn và những lựa chọn đó cần được tôn trọng.

Nhìn chung, dấu hiệu nhận biết bé bướng bỉnh thường là:

• Hay cãi lại và tranh luận, làm mọi việc theo cách của riêng mình, không cần biết đúng sai.

• Thích độc lập, có xu hướng chống đối.

• Thể hiện nhu cầu kiểm soát mạnh mẽ.

• Dễ cáu giận và không muốn tiếp thu ý kiến từ người lớn.

• Khó thỏa hiệp.

Sự bướng bỉnh có thể có tác động tích cực và tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Về mặt tích cực, sự bướng bỉnh thể hiện lòng quyết tâm và kiên trì. Nó cho thấy rằng trẻ sẵn sàng bảo vệ những gì con tin tưởng và không dễ dàng từ bỏ mục tiêu của mình. Tuy nhiên, sự bướng bỉnh quá mức cũng có thể gây ra hậu quả tiêu cực. Chúng hạn chế khả năng học tập, phát triển trí tuệ cũng như các mối quan hệ xã hội của bé.

Cách dạy con khi con không nghe lời có thể khiến ba mẹ gặp nhiều khó khăn hơn so với dạy một đứa trẻ ngoan ngoãn. Điều quan trọng là bạn cần hỗ trợ sự phát triển tích cực của con và giúp con kiểm soát tốt hành vi của mình.

>>> Xem thêm: 9 cách đối phó khủng hoảng tuổi lên 3

Làm cách nào để dạy con nghe lời? Tìm hiểu nguyên nhân trẻ bướng bỉnh

1. Từ chối và bất đồng ý kiến

Nếu bạn không cho phép con mình làm bất cứ điều gì và nói “không” trong hầu hết mọi việc mà không giải thích rõ lý do, điều đó sẽ tạo ra sự phản kháng ở trẻ, khiến trẻ trở nên nổi loạn. Những bất đồng và từ chối liên tục sẽ chỉ khiến bé không vâng lời.

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng sử dụng đòn roi hoặc các hình phạt khắc nghiệt thường khiến trẻ trở nên bướng bỉnh, đặc biệt là ở những bé có ý chí mạnh mẽ.

2. Trẻ bị gắn mác là “bướng bỉnh”

Trẻ bị gắn mác là “bướng bỉnh”

Khi khen ngợi hoặc la mắng trẻ, người lớn thường vội vàng gắn mác một kiểu tính cách cho trẻ. Ví dụ, nếu bạn cho rằng con “bướng bỉnh” thì con có thể xem đó là tính cách của mình và bắt đầu cư xử giống vậy.

Nếu một đứa trẻ được cho là “giỏi nhất”, con có thể nghĩ rằng mình không bao giờ làm sai. Nhưng khi trẻ phạm sai lầm, điều đó sẽ ảnh hưởng đến tính cách của con và dẫn đến hành vi không nghe lời.

3. Môi trường gia đình ảnh hưởng đến cách dạy con nghe lời

Những cuộc cãi vã liên tục trong gia đình sẽ tác động xấu đến những năm tháng trưởng thành của trẻ. Một môi trường tiêu cực sẽ khắc sâu vào tâm trí của trẻ và cuối cùng, con có thể trở nên không vâng lời.

4. Tự chủ và thu hút sự chú ý

Sự bướng bỉnh đôi khi có thể là cách để bé khẳng định sự tự chủ của mình. Ngoài ra, bé thể hiện hành vi bướng bỉnh như một cách để thu hút sự chú ý từ người lớn.

5. Sợ thất bại

Một số trẻ có thể sợ mắc lỗi hoặc đối mặt với thử thách. Điều đó khiến con không muốn thay đổi hoặc trải nghiệm mới vì sợ thất bại.

6. Thiếu kỹ năng giao tiếp

Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc diễn đạt bản thân một cách hiệu quả, con có thể trở nên bướng bỉnh để truyền đạt nhu cầu hoặc sự thất vọng của mình.

>>> Xem thêm: Bật mí 12 cách dạy con của người Nhật khiến cả thế giới ngưỡng mộ

9 cách dạy con nghe lời hiệu quả

Cách dạy con nghe lời luôn đòi hỏi sự kiên nhẫn, bình tĩnh, đồng cảm và thấu hiểu con cái của ba mẹ. Sau đây là 9 mẹo giúp bạn tìm ra cách dạy con khi con không nghe lời.

1. Cách dạy con biết nghe lời cha mẹ là đưa ra lời giải thích rõ ràng

Cách dạy con biết nghe lời cha mẹ là đưa ra lời giải thích rõ ràng

Hãy cho con biết những điều nên và không nên làm trong các hành động kỷ luật của bạn. Nếu bạn không muốn con làm điều gì thì cũng hãy cho con biết rõ lý do. Ví dụ, bạn không cho phép bé đi xe đạp mà không đội mũ bảo hiểm. Hãy nói với con vì điều đó có thể dẫn đến thương tích.

2. Thiết lập các quy tắc cơ bản, cách dạy con biết nghe lời cha mẹ

Hãy đảm bảo trẻ hiểu rõ các quy tắc rõ ràng và nhất quán. Chẳng hạn, việc nói năng thiếu tôn trọng là điều hoàn toàn cấm kỵ trong nhà. Hãy giải thích một cách bình tĩnh và kiên quyết về hậu quả nếu trẻ không cư xử đúng mực. Lựa chọn hình thức kỷ luật phù hợp với độ tuổi của con và đảm bảo bạn thực hiện nghiêm túc, ví dụ như cấm con xem ti vi trong ngày.

>>> Xem thêm: Dạy con không đòn roi thế nào mới hiệu quả?

3. Đưa ra những lựa chọn phù hợp với độ tuổi và sự độc lập của bé

Có rất nhiều trường hợp ba mẹ kiểm soát con cái vì thói quen hơn là vì nhu cầu thực sự. Tuy nhiên, bạn không thể chỉ đặt ra luật lệ vì điều đó sẽ khiến bé tức giận và chống đối hơn. Trẻ em có bản tính bướng bỉnh thích tự quản lý bản thân.

Hãy cho con cảm thấy có quyền kiểm soát những quyết định cơ bản của mình. Ví dụ, bé có thể tự do mặc những thứ mình thích, sử dụng cốc uống nước màu con thích… Điều này sẽ khiến con cảm thấy độc lập và dẫn đến hành vi ít bướng bỉnh hơn.

4. Cách dạy con nghe lời là không nên thúc ép bé

Đôi khi “bướng bỉnh” không thực sự là bướng bỉnh. Ví dụ, bé được yêu cầu phải làm điều gì hoặc mong muốn làm nhưng lại không có kỹ năng để thực hiện. Hoặc con bị choáng ngợp bởi môi trường và vẫn chưa học được cách đối phó với những cảm xúc mới mẻ. Đấy có thể là nguyên nhân ẩn sau hành vi bướng bỉnh của bé.

Bạn nên đặt câu hỏi và lắng nghe những gì bé nói, thay vì thúc ép con phải làm ngay. Con có thể cần thêm thời gian và sự hướng dẫn từ người lớn.

>>> Xem thêm: 13 cách dạy con của người Do Thái cả thế giới ngưỡng mộ

5. Đồng cảm và thừa nhận cảm xúc của bé

Đồng cảm và thừa nhận cảm xúc của bé

Sự bướng bỉnh có thể xuất phát từ sự thất vọng hoặc cảm thấy không được lắng nghe. Thay vì tranh cãi với con, bạn nên lắng nghe quan điểm của con và thừa nhận cảm xúc của bé trước khi giải quyết vấn đề. Tạo ra môi trường nơi trẻ cảm thấy thoải mái thể hiện bản thân mà không sợ bị phán xét hoặc trừng phạt vì có ý kiến​ khác biệt.

6. Cách dạy con bướng bỉnh không nghe lời là khen ngợi hành vi đúng đắn

Trẻ em cần biết khi nào con làm điều gì tốt và không tốt. Bạn nên giúp bé nhận thấy hành vi tốt và chỉ ra, khen ngợi những nỗ lực của con. Hãy cụ thể, ví dụ: “Ồ, con đã làm tốt khi cất đồ chơi đó!”.

7. Chuyển hướng hành vi xấu

Nhiều lúc bé cư xử không đúng mực vì con buồn chán hoặc không biết cách cư xử tốt hơn. Cách dạy con nghe lời là hãy tìm việc khác để con làm. Các trò chơiđồ chơi đầy thử thách thường thu hút những đứa trẻ bướng bỉnh.

>>> Xem thêm: 6 cách dạy bé nói lời cảm ơn và xin lỗi ngay từ nhỏ

8. Duy trì sự bình yên trong gia đình, cách dạy con khi con không nghe lời

Hãy đảm bảo rằng gia đình là nơi bé luôn cảm thấy vui vẻ, thoải mái và an toàn. Hãy lịch sự với mọi người trong nhà, đặc biệt là vợ/ chồng bạn, vì trẻ em học hỏi từ việc quan sát. Bé có thể bắt chước những gì con nhìn thấy. Vì vậy điều quan trọng là bạn phải giữ hòa khí và tránh tranh cãi trước mặt con.

9. Cách dạy con nghe lời là làm gương về hành vi tốt

Trẻ em là những “chuyên gia” trong việc bắt chước những hành động mà con quan sát được. Khi trẻ thấy cha mẹ phản ứng một cách kích động trước sự bướng bỉnh của mình, bé có xu hướng hành xử tương tự. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải làm gương cho những hành vi đúng đắn:

• Sử dụng ngôn ngữ lịch sự và tôn trọng khi không đồng ý với điều gì đó.

• Thể hiện sự linh hoạt trong việc tuân thủ các yêu cầu và luôn đảm bảo tôn trọng các quy tắc của gia đình.

• Luôn thể hiện tình yêu thương với bé qua lời nói dịu dàng và cử chỉ trìu mến.

• Đừng để bản thân rơi vào trạng thái tức giận. Thay vào đó, hãy làm gương bằng cách giao tiếp một cách hiệu quả và bình tĩnh.

Bạn hãy tham khảo những cách dạy con nghe lời mà ILO chia sẻ trên đây để giúp bé trở thành một người kiên cường và độc lập khi trưởng thành. Chúc ba mẹ thành công!

>>> Xem thêm: Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý đạt hiệu quả lâu dài