Nhận biết những tính cách của trẻ mầm non để dạy con đúng
Ba mẹ có bao giờ thắc mắc vì sao bé lại hành động như vậy? Hiểu được những tính cách của trẻ mầm non sẽ giúp bạn nuôi dạy con tốt hơn, đồng thời phát hiện sớm và ngăn ngừa các vấn đề về hành vi. Hãy cùng ILO khám phá những tính cách khả năng của trẻ qua bài viết này.
Tính cách là gì?
Tính cách là những đặc điểm, phẩm chất và tính khí tạo nên con người chúng ta. Chúng ảnh hưởng đến cách mỗi người nhìn nhận và tương tác với thế giới. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có một kiểu tính cách riêng biệt. Về cơ bản, những tính cách của trẻ mầm non cũng giống như người lớn. Tuy vậy, bé sẽ trải qua nhiều giai đoạn thay đổi và phát triển hơn người lớn.
Việc xác định những tính cách khả năng của trẻ không phải là điều dễ dàng. Bởi vì chúng bao gồm sự pha trộn các đặc điểm, hành vi và cảm xúc khác nhau. Hippocrates – bác sĩ và triết gia nổi tiếng của Hy Lạp – đã phân chia tính cách thành 4 loại cơ bản: nóng tính, lạc quan, ưu tư và điềm tĩnh. Bạn có thể dựa vào đó để hiểu được đặc điểm tính cách của con mình và có phương pháp nuôi dạy con đúng hướng.
>>> Xem thêm: 6 cách dạy bé nói lời cảm ơn và xin lỗi ngay từ nhỏ
Những tính cách của trẻ mầm non
1. Choleric – Đứa trẻ thống trị
Trẻ Choleric giống như một “CEO” nhỏ của gia đình. Con rất năng động và tích cực. Con thích thử thách, cạnh tranh, quyết đoán và có thức mạnh mẽ về những gì con thích. Xu hướng của trẻ Choleric là thích kiểm soát mọi thứ. Vậy nên trẻ có thể bốc đồng và tức giận nhanh chóng. Đôi khi con mất kiên nhẫn khi mọi thứ diễn ra không như ý muốn.
Ba mẹ có con thuộc loại tính cách này nên dạy bé rèn luyện tính tự chủ, khiêm tốn và trách nhiệm. Bé sẽ thường hay tỏ ra nóng giận. Do đó, ba mẹ phải luôn giữ bình tĩnh – cố gắng tránh để trẻ tranh cãi hoặc thương lượng nhằm trốn tránh vấn đề. Đồng thời, bạn cũng nên lắng nghe kỹ quan điểm của con, dạy con cách thỏa hiệp và đưa ra những biện pháp phù hợp với lứa tuổi.
2. Những tính cách của trẻ mầm non: Sanguine – Đứa trẻ lạc quan
Trẻ em có tính cách lạc quan thường vui vẻ, hoạt bát và thích giao tiếp với mọi người. Con luôn tràn đầy năng lượng, giàu trí tưởng tượng và mong muốn được mọi người chú ý, yêu thương. Tuy nhiên, điều này có thể khiến trẻ trở nên tránh xung đột để làm hài lòng người khác. Bé cũng có xu hướng dễ bị mất tập trung.
Ba mẹ nên có cách dạy con nhất quán. Dạy trẻ cách đặt ra ranh giới và cách lành mạnh để xử lý xung đột. Hãy khuyến khích sự sáng tạo và kỹ năng xã hội của bé, đồng thời hướng dẫn bé phát triển khả năng tập trung và tính tự giác.
3. Phlegmatic – Đứa trẻ điềm đạm
Trẻ em có tính cách điềm tĩnh là những đứa trẻ chu đáo, chú ý, biết kiềm chế và đáng tin cậy. Con khá dễ tính, biết lắng nghe và không thích xảy ra xung đột. Vậy nên, đôi lúc trẻ sẽ gặp khó khăn khi tự đưa ra quyết định. Những tính cách của trẻ mầm non này thường có xu hướng “chậm” và trở nên thụ động với thế giới xung quanh.
Ba mẹ nên khuyến khích con chủ động tham gia vào những trải nghiệm mới. Điều đó sẽ giúp con phát triển tính quyết đoán nhiều hơn. Bạn cũng không nên than phiền khi thấy con chậm chạp hơn so với bạn bè. Thay vào đó, hãy tạo cho con không gian yên tĩnh và thời gian đủ để bé tự giải quyết vấn đề của mình.
4. Những tính cách khả năng của trẻ: Melancholic – Đứa trẻ ưu tư
Trẻ em có tính cách ưu tư giống như một triết gia sâu sắc. Con thường rất chu đáo, nhạy cảm và cầu toàn. Con cũng rất thích thời gian được ở một mình và rất chú ý đến chi tiết. Bạn cũng có thể nhận thấy con đặt ra nhiều câu hỏi “tại sao” và mong đợi câu trả lời đúng từ chúng.
Dựa vào những tính cách khả năng của trẻ thì bạn cần dạy con cách để đối mặt với nỗi thất vọng và học cách trở nên linh hoạt hơn. Bạn hãy cho con thấy sự linh hoạt thông qua hành động của mình. Dạy con rằng mọi việc vẫn ổn nếu không diễn ra như kế hoạch. Nếu trẻ đặt quá nhiều câu hỏi “tại sao” hoặc “nếu như”, bạn hãy nhắc nhở con không nên quá quan tâm đến những điều chưa xảy ra.
>>> Xem thêm: 50+ những câu nói yêu thương dành cho trẻ mầm non cảm động
Những tính cách khả năng của trẻ thay đổi thế nào khi lớn lên?
Tính cách của một người được hình thành bởi di truyền và do các yếu tố môi trường tác động. Những tính cách của trẻ mầm non có thể thay đổi theo những trải nghiệm hoặc tình huống mới mà bé gặp trong quá trình trưởng thành. Nói cách khác, những tính cách khả năng của trẻ không phải bất biến.
Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2022 còn cho thấy tính hướng ngoại, dễ chịu, tận tâm, ổn định và cởi mở của bé có thể giảm từ thời thơ ấu đến tuổi vị thành niên. Nhìn chung, việc nhận biết những tính cách của trẻ mầm non sẽ giúp bạn hiểu và định hướng nuôi dạy con tốt hơn.
Việc ba mẹ thừa nhận và coi trọng tính cách của bé sẽ góp phần vun đắp lòng tự trọng của con. Chúng cũng rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và cảm xúc của trẻ.
Cách xác định những tính cách của trẻ mầm non
Để hiểu được tính cách của con thì bạn cần có thời gian và sự quan sát cẩn thận. Kiểm tra cách trẻ tương tác với người khác và phản ứng trong các tình huống khác nhau. Lưu ý sở thích của trẻ, chẳng hạn như con thích ở gần mọi người hay thích các hoạt động một mình.
Hãy chú ý kỹ đến:
• Bé chọn cách chơi như thế nào (một mình hay với nhóm?)
• Bé phản ứng thế nào với sự thay đổi (thích nghi hay chống cự?)
• Những gì con thích làm (đồ chơi, sách hoặc hoạt động yêu thích của bé là gì?)
• Cách trẻ giải quyết vấn đề (trẻ tìm kiếm sự giúp đỡ hay tự mình tìm ra?)
• Mặc dù bé có thể chưa nói được hết các từ, bạn cũng có thể cân nhắc hỏi bé về điều con yêu thích và ghét, cũng như cảm nhận của bé về thế giới xung quanh.
• Bạn có thể đặt những câu hỏi mở để hiểu rõ hơn về sở thích, suy nghĩ và động lực của trẻ. Ví dụ, bạn có thể hỏi: “Con sẽ cảm thấy thế nào nếu hôm nay mẹ con mình đến một công viên hoặc sân chơi mới?”, “Con thích nhất học gì ở trường?”, “Hôm nay con muốn làm gì?”…
>>> Xem thêm: Các bước đánh răng của trẻ mầm non chuẩn y khoa
Mẹo giúp phát triển những tính cách của trẻ mầm non
1. Khuyến khích trẻ vui chơi
Các chuyên gia đều đồng ý rằng thường xuyên vui chơi có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tính cách của trẻ. Chơi giúp trẻ phát triển thể chất, tinh thần và cảm xúc. Chúng dạy bé làm việc theo nhóm, giải quyết xung đột, phát triển trí tưởng tượng và thử các vai trò khác nhau. Khi vui chơi, bé thực hành ra quyết định, học cách tự bảo vệ, sáng tạo, khám phá và làm chủ cảm xúc của mình.
2. Tôn trọng tính cách của trẻ
Bạn nên tránh chỉ trích tính cách của trẻ bằng những từ ngữ như nhút nhát, hống hách, bướng bỉnh… Việc răn dạy quá nghiêm khắc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi và cảm xúc của bé. Sự phát triển tính cách lành mạnh cần được nuôi dạy đúng hướng và đáp ứng theo nhu cầu của mỗi đứa trẻ.
3. Làm gương cho con
Những tính cách của trẻ mầm non sẽ bị ảnh hưởng bởi môi trường mà bé lớn lên. Ba mẹ là người gần gũi nhất nên trẻ sẽ bắt chước nhiều nhất. Vì vậy, bạn phải làm gương về sự lịch sự, chia sẻ và kiên nhẫn.
4. Hãy để bé luôn là chính mình
Có thể bạn rất hướng ngoại hoặc ít nói, nhút nhát. Bạn cũng có thể muốn con mình như vậy nhưng điều đó không nên. Trẻ em nên được tiếp xúc với thế giới theo cách riêng của con. Việc của ba mẹ là cố gắng tạo ra một môi trường yêu thương và hỗ trợ. Đừng nên cố gắng biến trẻ trở thành một kiểu người cụ thể nào đó.
5. Giao tiếp là chìa khóa
Hãy nói chuyện với con bạn. Đặt câu hỏi cho con và quan trọng nhất là lắng nghe phản hồi của con. Hãy tạo ra một không gian an toàn để con thể hiện bản thân, nơi con cảm thấy được lắng nghe và trân trọng.
Khi nào nên lo lắng về những tính cách của trẻ mầm non?
Tính cách sẽ ảnh hưởng đến hành vi của trẻ. Thông thường, hành vi và cảm xúc của trẻ mầm non không thể đoán trước. Hôm nay, con có thể vô tư và vui tươi. Ngày hôm sau, con có thể tỏ ra khó chịu mà không có lý do cụ thể.
Đối với một số trẻ nhỏ, các vấn đề về hành vi chỉ là tạm thời khi con bắt đầu học và trải nghiệm những điều mới mẻ. Đối với những trẻ khác, đó có thể là những vấn đề cần được đánh giá và điều chỉnh kịp thời. Nếu bạn nhận thấy trẻ thường xuyên:
• Tỏ ra cáu kính hoặc tức giận.
• Bày tỏ sự lo lắng hoặc sợ hãi.
• Mất tập trung giảm chú ý, gặp khó khăn khi ngồi yên hoặc im lặng.
• Ngủ quá ít hoặc quá nhiều.
• Không muốn kết bạn.
• Lặp đi lặp lại một hành vi (không được phép) nhiều lần.
Tốt nhất, bạn hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa để được hỗ trợ. Bác sĩ sẽ có sự đánh giá và tư vấn phương pháp giúp bạn điều chỉnh hành vi của trẻ phù hợp.
Hiểu được những tính cách của trẻ mầm non giống như mở khóa một kho tàng hiểu biết để giúp ba mẹ biết cách lắng nghe, thấu hiểu, yêu thương và đồng hành cùng con. ILO chúc cả gia đình mình sẽ luôn tràn ngập niềm vui và các bé nhỏ sẽ lớn lên thật hạnh phúc nhé!
>>> Xem thêm: Cách dạy trẻ chậm nói dễ áp dụng, giúp bé nhanh nói