Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 – 5 tuổi theo khuyến nghị Bộ Y tế

Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi theo Bộ Y tế

Giai đoạn từ 0 – 5 tuổi là thời kỳ quan trọng nhất đối với hệ miễn dịch và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Do đó, tiêm chủng đúng lịch và đầy đủ theo khuyến nghị của Bộ Y tế là biện pháp hiệu quả để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý nghiêm trọng. Vậy, lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi bao gồm các mũi tiêm phòng nào? Cùng ILO tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tiêm chủng cho trẻ từ 0 – 5 tuổi quan trọng như thế nào?

Giai đoạn từ sơ sinh đến 5 tuổi, hệ thống miễn dịch của bé còn non nớt, sức đề kháng yếu cộng với việc trẻ thường biếng ăn, dễ bị virus, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh… Trong khi đó, tình hình dịch tễ diễn biến phức tạp, nhiều căn bệnh truyền nhiễm vẫn lây lan và phát triển trong cộng đồng. Môi trường, khí hậu, thời tiết cũng là một trong những yếu tố quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để mầm bệnh (vi khuẩn, virus) hình thành, xâm nhập và gây bệnh cho trẻ.

Do đó, trẻ từ 0 – 5 tuổi cần được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin, đúng lịch các mũi tiêm quan trọng được Bộ Y tế khuyến cáo tiêm ngừa trong từng độ tuổi. Việc tiêm phòng đủ mũi và đúng lịch giúp trẻ hình thành kháng thể, chống lại nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như lao, phế cầu, sởi, thủy đậu, viêm não Nhật Bản…

Nếu chẳng may tiêm trễ lịch, ba mẹ cần chủ động đưa con đi tiêm bù, tiêm đuổi để hình thành kháng nguyên, kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra các kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh. Đồng thời hình thành trí nhớ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại sự tấn công, xâm nhập của vi khuẩn, virus gây bệnh trong tương lai. 

Trẻ được tiêm phòng đầy đủ sẽ có sức khỏe tốt, ít bệnh, góp phần giúp con phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. Khi tỷ lệ tiêm ngừa trong cộng đồng cao, nguy cơ bùng phát dịch bệnh sẽ giảm đáng kể. Vì vậy, việc tuân thủ lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi không chỉ bảo vệ con mà còn góp phần bảo vệ cả cộng đồng.

>>> Đọc thêm: Cách chữa đầy bụng cho trẻ 3 tuổi hiệu quả ba mẹ nên biết

Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi chi tiết theo khuyến nghị

tiêm phòng

1. Vắc xin tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Ngay sau khi chào đời, bé cần được tiêm phòng các sớm càng tốt những mũi vắc xin sau:

• Vắc xin phòng bệnh viêm gan B: Engerix B/ Hepavax/ Euvax B. Vắc xin này được tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau khi bé chào đời.

• Vắc xin phòng bệnh lao: BCG.

2. Trẻ 2 tháng tuổi cần tiêm những loại vắc xin nào?

• Mũi 1 vắc xin “6 trong 1” Infanrix hexa (Bỉ) hoặc Hexaxim (Pháp) kết hợp phòng ngừa 6 bệnh bao gồm ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, bạch hầu và các bệnh do Haemophilus influenzae týp B gây ra (viêm màng não mủ, viêm phổi). Hoặc bé 2 tháng tuổi cũng có thể tiêm loại vắc xin “5 trong 1”, không có thành phần kháng nguyên viêm gan B.

• Liều 1 vắc xin phòng rotavirus gây bệnh tiêu chảy: Rotarix, Rotateq.

• Vắc xin phế cầu: Synflorix hoặc Prevenar 13. Loại vắc xin này phòng các bệnh như viêm màng não do phế cầu, viêm phổi, viêm tai giữa.

3. Vắc xin tiêm ngừa cho trẻ 3 tháng tuổi, lịch tiêm chủng cho bé

• Mũi 2 vắc xin “6 trong 1” hoặc vắc xin “5 trong 1”. Nếu bé đã tiêm mũi vắc xin “5 trong 1” thì phải bổ sung mũi vắc xin viêm gan B.

• Liều 2 vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do rotavirus gây ra.

>>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: bé 5 tuổi bị sâu răng phải làm sao?

4. Lịch tiêm chủng cho trẻ 4 tháng tuổi

tiêm cho bé
Ảnh minh họa

Theo lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi, bé 4 tháng tuổi cần tiêm các mũi vắc xin sau:

• Mũi 3 vắc xin kết hợp phòng ngừa “6 trong 1” hoặc “5 trong 1”. Lưu ý tiêm thêm mũi vắc xin viêm gan B nếu chọn chích vắc xin “5 trong 1”.

• Mũi 2 vắc xin phế cầu: Prevenar 13 hoặc Synflorix phòng các bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não do phế cầu.

5. Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi: các mũi tiêm cho trẻ 6 tháng tuổi

• Vắc xin ngừa bệnh cúm mùa Influvac hoặc Vaxigrip. Lịch tiêm chủng cho trẻ vắc xin này là 2 mũi, cách nhau một tháng.

• Mũi 1 vắc xin Mengoc BC phòng bệnh do não mô cầu B + C gây ra (viêm màng não mủ).

• Mũi 3 vắc xin phòng phế cầu Synflorix hoặc Prevenar 13.

>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn: Nguyên nhân và biện pháp xử lý

6. Lịch tiêm phòng cho trẻ 9 tháng tuổi

• Mũi 2 vắc xin Mengoc BC phòng bệnh do mô cầu B + C gây ra.

• Vắc xin sởi đơn phòng bệnh sởi: MVVac.

• Vắc xin Imojev thế hệ mới phòng bệnh viêm não Nhật Bản B.

7. Lịch tiêm chủng cho bé 12 – 15 tháng tuổi

Lịch tiêm chủng cho bé 12 – 15 tháng tuổi

• Vắc xin “3 trong 1” phòng bệnh quai bị, sởi, rubella: MMR II (Mỹ).

• Vắc xin phòng bệnh thủy đậu: Varivax hoặc Varicella.

• Mũi 2 vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B: Jevax (Việt Nam).

• Vắc xin phòng bệnh viêm gan A: Avaxim 80U/0.5ml (tiêm liều nhắc lại sau 6 – 18 tháng).

• Mũi 4 vắc xin phế cầu Prevenar 13 hoặc Synflorix.

>>> Đọc thêm: 6 nguyên nhân trẻ 2 tuổi hay khóc đêm và 6 cách khắc phục

8. Tiêm phòng cho trẻ 15 – 24 tháng tuổi, lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi 

Mũi 4 vắc xin “6 trong 1” hoặc “5 trong 1” (chích thêm mũi vắc xin viêm gan B nếu chọn chích vắc xin “5 trong 1”).

• Mũi nhắc phòng bệnh viêm gan A: vắc xin Avaxim 80U/0.5ml.

• Mũi 2 vắc xin phòng viêm não Nhật Bản B: vắc xin Imojev.

• Mũi 3 vắc xin phòng bệnh cúm.

9. Lịch tiêm phòng cho trẻ trên 2 tuổi

• Vắc xin Meningococcal A+C phòng bệnh viêm màng não do mô cầu tuýp A + C hoặc vắc xin Menactra phòng bệnh mô cầu 4 tuýp A, C, W, Y.

• Mũi 3 vắc xin Jevax phòng bệnh viêm não Nhật Bản B.

• Vắc xin Typhim Vi phòng bệnh thương hàn cho trẻ em.

• Vắc xin phòng bệnh tả (uống 2 lần, cách nhau hai tuần, thường dành cho trẻ em sống ở vùng có nguy cơ nhiễm bệnh cao).

>>> Đọc thêm: 12 cách chữa ho cho bé khi ngủ hiệu quả

10. Vắc xin cho trẻ 3 – 5 tuổi, lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi 

• Mũi nhắc lại vắc xin “3 trong 1” MMR-II/MMR phòng bệnh quai bị, sởi, rubella.

• Mũi 2 vắc xin phòng bệnh thủy đậu Varivax (dành cho bé chưa bị thủy đậu).

• Mũi nhắc vắc xin Typhim Vi phòng bệnh thương hàn. Mũi này tiêm khi bé 5 tuổi, sau đó tiêm nhắc lại 3 năm một lần.

• Tiêm nhắc lại hằng năm vắc xin phòng bệnh cúm.

• Tiêm vắc xin Menactra phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu 4 tuýp A, C, W, Y (trong trường hợp lúc 2 tuổi, trẻ đã tiêm Meningococcal A – C).

• Mũi nhắc (5 tuổi) vắc xin Jevax phòng bệnh viêm não Nhật Bản B. Sau đó, tiêm nhắc lại 3 năm một lần đến khi trẻ đủ 15 tuổi.

• Mũi nhắc vắc xin Adacel phòng các bệnh uốn ván, ho gà, bạch hầu hoặc vắc xin Tetraxim phòng các bệnh ho gà, bạch hầu, bại liệt, uốn ván (khi bé 4 tuổi). Sau đó tiêm nhắc lại khi trẻ 11-12 tuổi.

>>> Xem thêm: Trẻ 3 tuổi tiêm phòng dại có ảnh hưởng gì không?

Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi cần lưu ý gì?

Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi cần lưu ý gì

Khi đưa bé đi tiêm vắc xin theo lịch tiêm chủng, ba mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

• Tìm hiểu các thông tin về lịch tiêm chủng cho bé, quy định, hướng dẫn tiêm chủng nhằm trang bị kiến thức, chủ động theo dõi quá trình tiêm ngừa của con.

• Ba mẹ cần mang theo phiếu, sổ hoặc ứng dụng theo dõi tiêm chủng cá nhân của trẻ.

• Khi bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm, ba mẹ cần thông báo đầy đủ thông tin về lịch sử tiêm chủng, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh lý, dị ứng…

• Thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên y tế, kiểm tra tên, chủng loại, hạn sử dụng, cách thức sử dụng của vắc xin trước khi tiêm.

• Giữ bé lại trung tâm tiêm chủng từ 30 – 60 phút để quan sát, theo dõi phản ứng sau tiêm.

• Ba mẹ vẫn tiếp tục theo dõi sát sao phản ứng cơ thể của bé trong vòng 24 – 48 giờ sau tiêm. Trong thời gian này, bé có thể sốt nhẹ, ba mẹ hãy làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế nhé.

Tóm lại, lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi là một lộ trình khoa học, giúp trẻ phòng ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Ba mẹ cần chủ động bám sát và tuân thủ lịch tiêm chi tiết theo khuyến nghị của Bộ Y tế để bảo vệ con một cách toàn diện từ những năm tháng đầu đời.

>>> Xem thêm: Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 – 12 tuổi đầy đủ theo Bộ Y tế