Tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học và cách giúp con nhanh chóng hòa nhập
Bắt đầu đi học là một bước ngoặt quan trọng đối với phần lớn mọi đứa trẻ. Vậy, tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học sẽ như thế nào? Làm sao để con nhanh chóng vượt qua nỗi sợ hãi để hòa nhập với thầy cô, bạn bè? Mời ba mẹ cùng ILO khám phá vấn đề quan trọng này nhé!
Đặc điểm tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học
Đối với một số bé, bắt đầu đi học mầm non nghe có vẻ cực kỳ thú vị nhưng với phần lớn mọi đứa trẻ, đây là một điều khá khủng khiếp. Nhìn chung, trong những ngày đầu tiên đến một môi trường mới, bé sẽ có các biểu hiện tâm lý như:
1. Khóc lóc
Trong tuần đầu tiên đi học, đa số các bé đều khóc khi phải rời xa vòng tay ba mẹ để làm quen với một môi trường hoàn toàn lạ lẫm.
Có một số bé rất vui vẻ và hào hứng với mọi hoạt động ngay từ ngày đầu tới lớp. Nhưng điều này có thể là do con chưa nhận thức được vấn đề. Đến những ngày tiếp theo, bé bắt đầu hiểu được rằng mình đang phải đến trường và sẽ thay đổi thái độ, chuyển sang quấy khóc.
>>> Đọc thêm: [Góc giải đáp] Bé khó ngủ thiếu chất gì? 7 vi chất cần thiết
2. Tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học: Giận dỗi
Không dừng lại ở việc bé khóc lóc, ba mẹ sẽ phải đối mặt với những cấp độ khủng hoảng nghiêm trọng hơn khi con đi học, giận dỗi là một trong số đó.
Ở lứa tuổi này, bé đã biết đòi hỏi và con cũng muốn được người lớn đáp ứng yêu cầu của mình. Nếu không, con sẽ mè nheo và tỏ thái độ giận dỗi. Đối với việc đi học cũng vậy. Bé sẽ giận dỗi để ba mẹ không đưa đi học.
3. Lo lắng khi phải rời xa bố mẹ
Trong vài tuần đầu con đi học, một số bé có dấu hiệu lo lắng quá mức. Điều này là do con lo sợ phải rời xa ba mẹ để đến trường.
Theo các nghiên cứu, lo lắng về việc xa cách là điều phổ biến ở trẻ độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi. Khi rời xa ba mẹ hoặc người thân, trẻ sẽ cảm thấy như bị bỏ rơi, do vậy con rất lo sợ.
Biểu hiện của lo lắng quá mức là con bám mẹ mọi lúc mọi nơi, chỉ đi ngủ khi có người thân bên cạnh, hay khóc đòi ba mẹ, thường xuyên giật mình khi ngủ…
4. Tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học: Chống đối
Một số bé sẽ có tâm lý chống đối. Bé sẽ nói “không” khi được chở đi học hoặc đến lớp không chịu vào lớp cho dù cô giáo và ba mẹ dỗ dành. Thậm chí, một số bé còn biểu hiện bằng việc vứt đồ đạc và không hợp tác với cô giáo, chẳng hạn như nhịn ăn, không chịu đi vệ sinh, lăn ra sàn ăn vạ, không chịu ngủ…
Ngoài những tâm lý chung trên, một số bé lại có thể hòa nhập với trường lớp một cách vui vẻ và nhanh chóng mà không khiến ba mẹ phải lo lắng hoặc phiền lòng. Tuy nhiên, số lượng này khá ít.
>>> Đọc thêm: Dấu hiệu nhận biết nấm miệng ở trẻ 2 tuổi & cách điều trị tại nhà
Cách giúp trẻ vượt qua nỗi sợ khi đến trường
Tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học có nhiều điều bất ổn và khiến nhiều người lo lắng. Song, ba mẹ cần đồng hành cùng con và có những biện pháp cụ thể, giúp bé biết mỗi ngày tới trường là một ngày vui.
ILO gợi ý ba mẹ 9 cách giúp bé nhanh chóng vượt qua nỗi sợ để hòa nhập với thầy cô và bạn bè ngay sau đây:
1. Nói chuyện với con trước khi cho bé đi học
Theo các chuyên gia tâm lý, các bậc cha mẹ nên nói chuyện với con mình về trường mầm non trước khi cho bé đi học. Điều này giúp bé chuẩn bị tâm lý sẵn sàng.
Ngoài ra, ba mẹ cũng nên kể cho bé nghe những câu chuyện tích cực, vui nhộn của trường lớp. Điều này xua tan nỗi sợ hãi của trẻ, để con có thể tự tin hơn trong một môi trường mới.
Bạn cũng có thể đọc cho con nghe những câu chuyện trường lớp vui nhộn. Những câu chuyện về thầy cô, bạn bè giúp bé chuẩn bị trước tâm lý và việc thích nghi với môi trường học đường cũng sẽ nhanh chóng hơn.
2. Tham quan trường để xóa tan nỗi sợ tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học
Nếu có thể, bạn nên cùng con đến tham quan ngôi trường mới. Cùng nhau chơi ở sân chơi, khám phá lớp học và cho con làm quen với giáo viên… Như thế, khi bé đến lớp trong những ngày đầu, con sẽ có cảm giác thân thuộc.
Tuy nhiên, không phải ngôi trường nào cũng có chế độ cho phụ huynh và bé tới tham quan cũng như làm quen trước khi đi học. Điều này thường có ở các trường mầm non quốc tế, trường song ngữ.
>>> Đọc thêm: ILA ra mắt trường mầm non song ngữ ILO Preschool
3. Tạo cơ hội cho bé làm quen với bạn mới
Bé mới bắt đầu đi học thường lạ lẫm, sợ hãi thầy cô và các bạn mới. Do vậy, nếu được sự cho phép của nhà trường, bạn nên sắp xếp một buổi chơi với các bé cùng lớp con.
Việc này tạo cơ hội cho bé được làm quen với các bạn trong lớp trước khi đi học. Có được những người bạn mới giúp con thêm phần tự tin và yêu trường lớp hơn.
>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm do đâu, có nguy hiểm không?
4. Chơi trò chơi lớp học giả vờ
Ở nhà, ba mẹ và các anh chị lớn có thể cùng bé chơi trò chơi giả vờ để giúp bé làm quen với môi trường lớp học. Bạn có thể giả vờ làm cô giáo và cùng con thực hiện một số hoạt động học tập ở trường như hát, kể chuyện, tô màu, làm thủ công, ngủ trưa…
Thậm chí, bạn cũng có thể đổi vai trò, để con làm giáo viên. Điều này sẽ giúp con có thiện cảm về trường học. Bé sẽ biết rằng đấy là một nơi vui vẻ, đầy thú vị và không có gì phải lo lắng.
5. Ổn định tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học: Dạy bé một số kỹ năng quan trọng
Một số bé chống đối đi học vì có tâm lý sợ hãi, chẳng hạn như bé sợ phải ngồi bồn cầu để đi vệ sinh, sợ phải tự xúc cơm ăn… Vì thế, trước khi cho con đi học, bạn cần dạy con những kỹ năng quan trọng này.
Ngoài ra, ba mẹ cũng nên dạy con một số kỹ năng khác trước khi cho bé đi học để giúp con thêm phần tự tin, chẳng hạn như cài nút áo, kéo khóa, đeo ba lô, treo áo khoác lên móc, xỏ giày…
>>> Đọc thêm: Dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi: 10 kỹ năng quan trọng
6. Chia sẻ kinh nghiệm với con
Hãy kể cho con nghe những câu chuyện về lần đầu tiên bạn đến trường, cảm giác của bạn và những kỷ niệm đặc biệt. Nếu có thể, hãy tìm những bức ảnh thời mầm non của bạn hoặc những người thân trong gia đình rồi kể cho con nghe những câu chuyện thú vị. Những điều này sẽ khiến bé cảm thấy thích thú với việc đi học.
7. Trao đổi với giáo viên
Trong những ngày đầu bé tới trường, ba mẹ nên nói chuyện với thầy cô giáo về thói quen, sở thích, nhu cầu của bé (hoặc những vấn đề về sức khỏe nếu có). Giáo viên sẽ dựa vào những đặc điểm tâm lý của bé mà có cách phù hợp để giúp con nhanh chóng hòa nhập với lớp học.
>>> Đọc thêm: Mách mẹ 9 cách cai sữa đêm cho trẻ 2 tuổi bé ngủ thẳng giấc
8. Tạo sự nhất quán để ổn định tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học
Trong những tuần đầu rời xa vòng tay ba mẹ tới lớp, cho dù con có thái độ và phản ứng ra sao thì ba mẹ cũng cần phải nhất quán. Tuyệt đối không vì những mè nheo, khóc lóc hoặc chống đối của bé mà cho bé nghỉ học ở nhà.
Ngoài ra, cũng cần tạo những thói quen tốt cho bé. Cho con đi ngủ đúng giờ để sáng hôm sau bé có thể thức dậy tới trường một cách vui vẻ, tươi tắn. Hơn nữa, hãy tạo thói quen buổi sáng nhất quán: vệ sinh cá nhân, ăn sáng, tới trường chào giáo viên và vui vẻ nói lời tạm biệt ba mẹ.
9. An ủi, động viên con
Trong những ngày đầu làm quen với trường lớp, bạn sẽ thường xuyên gặp tình trạng con cáu kỉnh, quấy khóc. Hãy cố gắng an ủi và động viên con để giúp con hiểu rằng bé chỉ tạm xa ba mẹ và buổi chiều ba mẹ sẽ đến đón về nhà.
Đừng la mắng, quát nạt con, bởi vì điều này chỉ khiến bé càng sợ hãi hơn mà thôi. Hãy cố gắng bình tĩnh và khích lệ con.
10. Đừng quên tạm biệt con trước khi bé vào lớp
Một số người có tâm lý sợ trẻ khóc nên thường trốn con và rời đi. Theo các chuyên gia tâm lý, điều này chỉ khiến cho bé cảm thấy tồi tệ hơn. Bé sẽ cảm thấy rằng mình đang bị ba mẹ bỏ rơi hoặc bị lừa. Điều này tác động tâm lý tiêu cực và khiến bé sợ phải đến trường.
Do vậy, cho dù bé có quấy khóc hoặc phản đối đi học như thế nào thì trước khi cho con vào lớp, bạn cần hôn tạm biệt con. Nói cho bé biết mình sẽ quay lại đón con sớm hoặc đón khi giờ học kết thúc. Bạn cũng có thể khích lệ con bằng việc hứa sẽ mua một số món ăn con thích nếu con vui vẻ vào lớp.
>>> Đọc thêm: Top 15 trường mầm non song ngữ TPHCM được phụ huynh tin cậy
11. Lắng nghe con
Để giúp con nhanh chóng vượt qua nỗi sợ hãi, ba mẹ hãy là những người bạn biết lắng nghe và chia sẻ với con. Nếu có điều gì đó khiến con sợ hãi và lo lắng thì hãy trấn an bé. Hãy cho con biết trường học là nơi vui vẻ, an toàn và con luôn được yêu thương.
Bắt đầu đi học là một cột mốc có thể gây khó khăn cho cả ba mẹ và bé. Song, đừng quá lo lắng bởi vì sớm hay muộn thì bé cũng sẽ nhanh chóng thích nghi. Hiểu đặc điểm tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học và áp dụng những lời khuyên của ILO, chắc chắn sẽ giúp con nhanh chóng vui vẻ tới trường.
>>> Đọc thêm: Trẻ 2 tuổi có 1 sợi tóc bạc có đáng lo ngại không?