Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non: Mách mẹ 6 bí quyết “vàng”
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua các hoạt động tương tác hàng ngày được xem là cách làm hiệu quả. Thế nhưng bạn chưa biết phải bắt đầu từ đâu? Một vài “bí quyết” mà ILO gợi ý sau đây sẽ hỗ trợ bạn dạy trẻ tập nói dễ dàng!
Cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non tốt nhất là gì?
Ngôn ngữ là thứ trẻ tiếp thu được khi chúng lớn lên và học hỏi mỗi ngày. Để hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, bạn hãy áp dụng những cách sau:
• Hãy trò chuyện cùng trẻ thật nhiều về những gì mà con quan tâm. Hãy để bé “dẫn dắt” cuộc trò chuyện khi con thể hiện điều mình quan tâm. Luôn chú ý đến những gì trẻ nói và sử dụng đa dạng từ vựng khi trả lời con.
• Cùng con đọc sách phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Con sẽ nghe, hiểu và áp dụng được trong ngôn ngữ nói hàng ngày.
• Khuyến khích con tham gia các hoạt động đơn giản thường ngày như: nướng bánh, chơi đồ chơi, nghe nhạc, làm đồ thủ công, làm vườn… Lồng ghép bài tập phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua các trải nghiệm vui chơi. Đừng quên dành nhiều thời gian nhất để đồng hành cùng con, bạn nhé!
Tiếp theo sẽ là hướng dẫn chi tiết về các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, định nghĩa và tầm quan trọng của phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
>>> Xem thêm: 20 bài thơ cho trẻ mầm non 3 tuổi phát triển ngôn ngữ và trí não
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là gì?
Phát triển ngôn ngữ là một phần quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Đó cũng là một trong những mục tiêu trọng tâm của chương trình giáo dục mầm non ở tất cả các quốc gia.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non chính là khả năng bé vận dụng các khía cạnh của ngôn ngữ gồm: nói, nghe, đọc, hiểu để giao tiếp, bày tỏ suy nghĩ và hiểu về thế giới xung quanh mình.
Phát triển ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ diễn đạt và ngôn ngữ tiếp thu. Ngôn ngữ diễn đạt là việc sử dụng từ ngữ và cử chỉ cơ thể để truyền tải thông điệp đến người khác. Ngôn ngữ tiếp thu là khả năng hiểu ngôn ngữ, bao gồm ngôn ngữ ký hiệu và hiểu ngôn ngữ.
Vì sao cần có biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non?
Ngôn ngữ là nền tảng cho mọi tương tác trẻ có trong cuộc sống. Bằng cách khuyến khích phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, trẻ sẽ có khởi đầu tốt nhất để hiểu về thế giới xung quanh. Trẻ hiểu các tình huống khác nhau, thiết lập các mối quan hệ và bày tỏ suy nghĩ của mình.
Những kỹ năng ngôn ngữ còn hỗ trợ phát triển các lĩnh vực khác của bé. Ví dụ như phát triển nhận thức, phát triển xã hội và là nền tảng vững chắc cho sự phát triển khả năng đọc viết trong tương lai. Ở đó, bố mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ những năm đầu đời. Bởi vì bạn sẽ cung cấp cho con mình nhiều từ hơn để học. Bạn cũng là người sẽ dạy con những từ đầu tiên.
Để làm được điều đó, trước hết, bạn cần hiểu rõ về các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ.
>>> Xem thêm: 9 cách đối phó khủng hoảng tuổi lên 3
Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ con có thể nhận ra ngôn ngữ trước khi được sinh ra. Con thậm chí có thể nhớ những câu chuyện bạn đọc lúc còn trong bụng mẹ. Trẻ sơ sinh cũng rất giỏi trong việc nhận ra giọng nói của mẹ.
Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ là:
1. Giai đoạn 3 – 12 tháng
Khi được 3 tháng, trẻ rất có thể sẽ thủ thỉ, mỉm cười và cười lớn. Trẻ sẽ bắt đầu “chơi đùa” với âm thanh. Trẻ giao tiếp bằng các cử chỉ như vẫy tay và chỉ trỏ.
Khi được 4-6 tháng, trẻ sẽ bắt đầu bập bẹ. Miệng trẻ phát ra âm thanh có 1 âm tiết như “ba ba ba”.
Vào khoảng 10-11 tháng tuổi, bé có thể nói được từ đầu tiên và biết ý nghĩa của từ đó.
2. Giai đoạn 1 – 2 tuổi
Khi được 12 -18 tháng, trẻ có thể nói được một vài từ và biết ý nghĩa của những từ đó. Ví dụ: Khi con bạn nói “bố”, có thể bé đang gọi bố.
Theo thời gian, vốn từ vựng của bé sẽ phát triển nhanh chóng. Khi được 18 tháng đến 2 tuổi, hầu hết trẻ mới biết đi sẽ bắt đầu ghép 2 từ lại với nhau thành những “câu” ngắn.
Trẻ sẽ hiểu phần nhiều những gì bạn nói. Bạn có thể hiểu hầu hết những gì trẻ nói với bạn.
3. Giai đoạn 2 – 3 tuổi
Đến 3 tuổi, trẻ sẽ nói được những câu có từ 3 từ trở lên. Trẻ có thể vừa chơi và nói chuyện cùng một lúc. Người lạ có thể hiểu được ít nhất 3/4 những gì trẻ 3 tuổi nói.
4. Giai đoạn 3 – 5 tuổi
Trẻ bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc thông qua những cuộc trò chuyện dài hơn. Con bạn cũng có thể hỏi về những sự việc, con người và địa điểm mà trẻ không biết. Ví dụ: “Nhà bà ngoại cũng có mưa à mẹ?”.
Bé có thể cũng sẽ muốn nói về nhiều chủ đề khác nhau. Vốn từ vựng của bé sẽ tiếp tục phát triển. Con thể hiện sự hiểu biết về ngữ pháp cơ bản và bắt đầu sử dụng các câu có các từ như “vì”, “nếu”, “vì vậy”, “khi nào”…
Ở giai đoạn này, trẻ cũng hiểu và có thể thực hiện được các nhiệm vụ người khác giao cho.
>>> Xem thêm: 7 dạng toán tư duy cho trẻ mầm non phát triển trí não hiệu quả
6 phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hiệu quả
1. Cùng con đọc sách phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Bạn có thể chọn những cuốn sách giúp phát triển đa giác quan cho trẻ từ 2 tuổi. Ví dụ như bộ sách tranh ghép hình, sách chiếu bóng… Khi trẻ lớn hơn một chút, hãy chọn sách về những chủ đề khác nhau. Đọc sách giúp trẻ phát triển vốn từ vựng và sự hiểu biết của mình.
Liên kết những gì trong sách với những gì đang xảy ra trong cuộc sống của trẻ. Đó là một cách hay để trò chuyện cùng con. Ví dụ, bạn có thể nói: “Hôm nay chúng ta đến sân chơi, giống như cô bé trong cuốn sách này. Con thích làm gì ở sân chơi?”. Bạn cũng có thể mở rộng cuộc trò chuyện bằng việc nói về những bức tranh thú vị trong cuốn sách.
Khi bạn đọc to với con mình, bạn có thể chỉ vào các từ đang nói về. Điều này cho con bạn thấy mối liên hệ giữa lời nói và mặt chữ. Đồng thời giúp bé hiểu rằng từ là một phần riêng biệt của ngôn ngữ. Đây là những khái niệm quan trọng để phát triển khả năng đọc viết sau này.
2. Trò chuyện cùng con – Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Khi trò chuyện cùng con, bạn hãy sử dụng nhiều từ khác nhau trong các ngữ cảnh khác nhau. Ví dụ, bạn có thể nói chuyện với con về quả cam. Sau đó bạn cắt một quả cam cho bữa trưa. Điều này giúp bé học được ý nghĩa của từ và cách thức hoạt động của từ.
Khi con bạn bắt đầu sử dụng từ ngữ, bạn có thể lặp lại và phát triển từ dựa trên những gì con nói. Ví dụ: Nếu con nói: “táo”, bạn có thể nói: “Con muốn một quả táo đỏ không?”.
Và điều đó cũng tương tự khi bé bắt đầu đặt câu. Bạn có thể đáp lại và khuyến khích con mở rộng câu nói của mình. Ví dụ, khi trẻ nói: “Con muốn đi mua sắm”, bạn có thể trả lời: “Và con sẽ làm gì ở cửa hàng?”.
Khi bạn chú ý và phản hồi với con theo những cách này, điều đó sẽ khuyến khích con tiếp tục giao tiếp và phát triển các kỹ năng ngôn ngữ của mình.
>>> Xem thêm: Trẻ 3 tuổi chưa biết nói, nguyên nhân và cách can thiệp hiệu quả
3. Vẽ tranh – Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Vẽ tranh là hoạt động không chỉ giúp bé học về màu sắc mà còn có thể bày tỏ cảm xúc của mình bằng cách miêu tả về bức tranh. Vẽ tranh khuyến khích con phát triển nhận thức thông qua việc sử dụng từ ngữ. Bạn hãy cho trẻ vẽ tranh bằng bút, cọ hoặc thậm chí là… tay để con hứng thú hơn.
4. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua âm nhạc
Các bài hát dành cho trẻ mẫu giáo sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ bằng cách lặp lại và ghi nhớ các từ trong vần điệu bài hát. Sự lặp lại rất quan trọng trong việc học ngôn ngữ.
Ngoài ra, trẻ con rất thích chuyển động, lắc lư theo điệu nhạc. Vậy nên bạn đừng quên khuyến khích trẻ:
• Nhảy và vỗ tay theo nhịp điệu bài hát.
• Tìm hiểu về âm thanh – những bài hát với tiết tấu nhanh hay chậm, nhạc nhẹ hay nhạc sôi nổi.
• Hát theo những bài hát nổi tiếng để phát triển ngôn ngữ.
• Cho trẻ dùng nhạc cụ, ví dụ như trống (nếu có).
5. Cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua trò chơi
• Chơi lego: Giúp trẻ tìm hiểu về kích thước, hình dạng và khám phá những từ mới.
• Chơi trên cát: Kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ thông qua việc đào bới, xây dựng các “công trình” mà bé có thể nghĩ ra. Từ đó con sẽ có thêm nhiều chủ đề để nói cùng bạn.
• Chơi trò nhập vai: Kích thích trí tưởng tượng phong phú của trẻ. Trẻ có thể giả làm người khác và sử dụng từ vựng mới để nhập vai.
• Chơi múa rối: Trẻ cảm thấy thoải mái khi nói chuyện thông qua những người bạn bù nhìn của mình. Mỗi tay trẻ cầm một con rối. Bé có thể nghĩ ra câu chuyện cho 2 con rối nói chuyện với nhau.
>>> Xem thêm: Top 12 trò chơi cho trẻ 3 – 4 tuổi bổ ích
6. Bài tập phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động hàng ngày
• Cùng bé làm vườn và tận hưởng thiên nhiên là một cách tuyệt vời để phát triển vốn từ vựng. Trẻ có cơ hội tìm hiểu về sinh vật học và nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên. Hoặc bạn có thể đưa con đi công viên, khu bảo tồn tự nhiên… để giúp bé có cơ hội mở rộng vốn từ của mình.
• Cùng con nấu nướng: Nhà bếp là nơi học ngôn ngữ rất tuyệt vời. Trẻ sẽ học được rất nhiều từ vựng khi cùng bạn tham gia nấu món ăn yêu thích.
>>> Xem thêm: Vận động thô là gì và làm thế nào để phát triển kỹ năng vận động thô?
Lưu ý khi áp dụng các bài tập phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Chìa khóa để phát triển ngôn ngữ cho trẻ chính là sự tương tác và khuyến khích của bạn dành cho con. Sau đây là một vài “mẹo” bạn cần biết:
• Hãy chú ý đến trẻ khi con nói chuyện với bạn.
• Luôn khen ngợi khi con nói được những từ hay, hợp lý.
• Trợ giúp con ghi nhớ những từ mới bằng cách lặp lại từ thường xuyên.
• Thêm vào các cụm từ hoặc từ và nâng cao vốn từ vựng (Ví dụ: Con bạn nói: “Quả bóng của con” và bạn nói: “Quả bóng của con là một quả bóng lớn”).
• Đừng bao giờ chê bai khi con nói sai. Hãy sửa lỗi một cách nhẹ nhàng bằng cách lặp lại câu đó một cách chính xác.
• Nói về những gì bạn đang làm khi bạn thực hiện công việc hàng ngày của mình.
• Cố gắng trở thành một hình mẫu tốt cho con làm theo.
Những khác biệt nhỏ về thời điểm trẻ phát triển các kỹ năng ngôn ngữ thường không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu bạn thắc mắc liệu sự phát triển của con mình có đi đúng hướng hay không, hoặc bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến chuyên gia ngôn ngữ.
>>> Xem thêm: 4 cách dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi để con tự lập
Thực hiện đúng phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non sẽ mang đến cho trẻ một khởi đầu tốt nhất. Chúng đặt nền tảng cho nhiều khía cạnh quan trọng trong cuộc sống của trẻ, từ cơ hội học tập đến việc hình thành mối quan hệ xung quanh con. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.