Cách giúp trẻ 3 tuổi ngủ ngon: 6 điều mẹ cần làm ngay
Trẻ 3 tuổi thường có những thay đổi lớn về giấc ngủ. Bạn sẽ nhận thấy con hay thức dậy vào ban đêm, mất nhiều giờ mới chịu ngủ hoặc không chịu ngủ trưa. Khoa học gọi đó là hiện tượng “thoái lui giấc ngủ”. Cùng ILO tìm hiểu nguyên nhân và cách giúp trẻ 3 tuổi ngủ ngon. Đồng thời, bài viết này cũng sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc trẻ 3 tuổi có cần ngủ trưa không?
Cách giúp trẻ 3 tuổi ngủ ngon mẹ nên biết
Khi bước vào độ tuổi mẫu giáo, trẻ sẽ có một số thay đổi lớn về giấc ngủ. Đặc biệt, ở giai đoạn tuổi lên 3, bé có những bước phát triển mạnh mẽ về trí não và thể chất. Việc thay đổi hành vi, cảm xúc cùng lúc tiếp thu những kỹ năng mới sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ. Điều đó khiến trẻ 3 tuổi khó ngủ ngon.
Một số cách giúp trẻ 3 tuổi ngủ ngon mà bạn có thể áp dụng như:
• Đặt giờ ngủ cố định.
• Thiết lập thói quen đi ngủ lành mạnh.
• Đảm bảo trẻ luôn cảm thấy an toàn vào ban đêm.
• Kiểm tra tiếng ồn và ánh sáng trong phòng ngủ.
• Tránh đồng hồ trong phòng.
• Đảm bảo trẻ đã hoạt động đủ cả ngày dài.
Những giấc ngủ trưa cũng thay đổi với bé 3 tuổi. Một số bé vẫn duy trì thói quen ngủ trưa, một số trẻ bỏ hẳn giấc ngủ này. Vậy nên trẻ 3 tuổi có cần ngủ trưa không sẽ phụ thuộc vào mỗi bé. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến khích vẫn nên duy trì giấc ngủ trưa ngắn cho bé. Trẻ sẽ có đủ thời gian nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng cho thời gian còn lại trong ngày.
>>> Xem thêm: Có nên cho trẻ đi học sớm hay không?
“Thoái lui giấc ngủ” ở trẻ 3 tuổi là gì?
“Thoái lui giấc ngủ” hay còn gọi là sự rối loạn hành vi giấc ngủ trong khi trước đó trẻ vẫn ngủ bình thường. Chúng ảnh hưởng đến giấc ngủ trưa và đêm, có thể khiến trẻ thức dậy thường xuyên hoặc không muốn đi ngủ.
Hiện tượng “thoái lui giấc ngủ” ở trẻ 3 tuổi có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần tùy theo mỗi đứa trẻ. Thiếu ngủ sẽ khiến trẻ trở nên gắt gỏng, cáu kỉnh hoặc hiếu động thái quá. Điều này ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ nên mẹ cần phải tìm cách giúp trẻ 3 tuổi ngủ ngon.
>>> Xem thêm: Trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ là do đâu? 7 nguyên nhân & cách khắc phục
Dấu hiệu của trẻ 3 tuổi không ngủ ngon
Dưới đây là một số dấu hiệu của “thoái lui giấc ngủ” ở trẻ 3 tuổi:
• Trẻ thức dậy và khóc nhiều lần trong đêm. Tần suất thức giữa đêm tăng nhiều hơn.
• Trẻ phải mất hàng giờ để đi vào giấc ngủ.
• Trẻ không ngủ trưa hoặc khó đi vào giấc ngủ trưa.
• Trẻ ít ngủ, ngủ không đủ giấc. Trẻ ngủ vào tối muộn nhưng lại dậy rất sớm.
• Trẻ khóc lóc đòi phải có bạn ngủ cùng hoặc đến giờ ngủ nhưng chỉ muốn chơi đùa.
Nguyên nhân gây mất ngủ ở trẻ 3 tuổi
Mặc dù mỗi đứa trẻ 3 tuổi là khác nhau nhưng có một số lý do chung khiến bé có thể gặp phải hiện tượng “thoái lui giấc ngủ” này. Đó là vì trẻ đang trải qua sự thay đổi lớn trong quá trình phát triển như:
• Cải thiện kỹ năng vận động thô và vận động tinh.
• Phát triển ngôn ngữ, trí nhớ và khả năng sáng tạo.
• Mở rộng trí tưởng tượng (có thể dẫn đến những cơn ác mộng, sợ hãi và ám ảnh).
• Thay đổi môi trường: đi học mẫu giáo, ngủ trên giường, có thêm em trai/em gái trong gia đình… khiến trẻ chưa quen với những thay đổi đó.
• Thay đổi giờ ngủ trưa ảnh hưởng đến giấc ngủ tối.
• Trẻ học thêm kỹ năng mới, ví dụ như ngồi bô. Điều này cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của trẻ và làm cho trẻ cảm thấy khó ngủ.
Với những nguyên nhân trên, bạn có thể hiểu rằng việc trẻ mất ngủ trong giai đoạn 3 tuổi cũng là điều bình thường. Có một số cách giúp trẻ 3 tuổi ngủ ngon mà bạn có thể áp dụng, tùy vào vấn đề hành vi giấc ngủ của trẻ là gì.
>>> Xem thêm: 15 truyện cho bé 3 tuổi ý nghĩa, nên kể cho bé nghe hằng đêm
Cách giúp trẻ 3 tuổi ngủ ngon theo từng tình huống cụ thể
1. Giờ đi ngủ của bé lộn xộn
Hãy giúp con thiết lập thói quen đi ngủ lành mạnh như:
• Tắt hết thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ, thậm chí mang chúng ra khỏi phòng.
• Không cho con vận động quá mức trước giờ ngủ.
• Cho bé đi tắm, đọc sách, trò chuyện về ngày hôm nay, nghe nhạc êm dịu trước khi ngủ.
Một khi thói quen đi ngủ đều đặn bắt đầu vào cùng một thời điểm mỗi đêm sẽ khuyến khích con có giấc ngủ ngon. Bằng cách giúp cơ thể thư giãn trước khi đi ngủ, con sẽ cảm thấy sẵn sàng cho giấc ngủ của mình.
2. Cách giúp trẻ 3 tuổi ngủ ngon khi con không muốn đi ngủ
Đã đến giờ đi ngủ nhưng con vẫn muốn thức? Con thức quá khuya, ngủ trễ sẽ mệt mỏi và uể oải vào ngày hôm sau. Trẻ từ 3 – 5 tuổi cần ngủ khoảng 10 đến 13 giờ mỗi ngày – theo Viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ (AASM). Trẻ ở độ tuổi này cũng thường thức dậy rất sớm. Đó là lý do tại sao cách giúp trẻ 3 tuổi ngủ ngon là rất quan trọng để đảm bảo bé ngủ đủ giấc.
Bạn hãy cố giữ cho ngôi nhà được yên tĩnh vào trước giờ bé đi ngủ. Hoặc các thành viên trong gia đình cũng đồng loạt đi ngủ để khuyến khích bé làm theo. Bạn nên kiên quyết duy trì thói quen nhất quán này để bé hiểu rằng giờ đi ngủ là phải đi ngủ, dù là trong tuần hay cuối tuần.
>>> Xem thêm: Bé 3 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?
3. Cách giúp trẻ 3 tuổi ngủ ngon khi trẻ thức quá khuya
Giờ đi ngủ bình thường của con là 8 giờ 30 tối nhưng con lại thức quá khuya? Nếu bạn cảm thấy con không buồn ngủ thì giấc ngủ muộn vào buổi trưa có thể là nguyên nhân.
Trẻ 3 tuổi có cần ngủ trưa không? Trẻ vẫn cần ngủ trưa nhưng hãy cố gắng đừng để con ngủ trưa trễ và thức dậy trễ. Cho trẻ ngủ trưa không quá 90 phút và không dậy muộn hơn đầu giờ chiều. Mỗi giấc ngủ nên cách nhau ít nhất 4 giờ. Nên duy trì giờ đi ngủ và thức giấc vào đúng 1 thời điểm trong ngày.
4. Trẻ không chịu nằm trên giường
Nếu con bạn thường xuyên ra khỏi giường để đòi nước, đồ ăn nhẹ hoặc thú nhồi bông, hãy cho con bạn biết điều gì sẽ xảy ra. Bạn có thể nói: “Đây là bữa ăn nhẹ cuối cùng trong đêm” hoặc “đây là lần cuối cùng đi bô”.
Nếu con bạn vẫn thức dậy, hãy bình tĩnh đưa bé trở lại giường ngay. Bạn cũng có thể sử dụng kỹ thuật ngồi trên ghế cạnh giường của con bạn và từ từ di chuyển ghế ra khỏi phòng theo thời gian.
5. Cách giúp trẻ 3 tuổi ngủ ngon khi con gặp ác mộng khi ngủ
Trẻ 3 tuổi có thể mắc chứng sợ hãi khi ngủ. Đó là hiện tượng một đứa trẻ đang ngủ đột nhiên trở nên sợ hãi hoặc hoảng loạn. Trẻ có thể la hét hoặc ngồi thẳng trên giường. Một số trẻ thậm chí còn nhảy ra khỏi giường. Nhưng hầu hết trẻ sẽ không tỉnh dậy hoàn toàn hoặc không nhớ được điều gì đáng sợ vào ngày hôm sau.
Nếu con bạn mắc chứng sợ hãi khi ngủ, nghiên cứu cho thấy bạn không nên cố gắng đánh thức con mình. Làm như vậy có thể khiến con bạn bối rối hoặc sợ hãi hơn nữa.
Nếu trẻ đột ngột tỉnh dậy, khóc lóc buồn bã thì bạn hãy đến bên con nhanh nhất có thể và an ủi:
• Hãy nói rằng mọi thứ đều ổn.
• Nói về giấc mơ. Hãy để con biết rằng những giấc mơ không có thật.
• Hãy để con bạn bật đèn nếu điều đó làm giảm bớt nỗi sợ hãi.
• Cố gắng vỗ về con trở lại giấc ngủ khi bé đã sẵn sàng.
>>> Xem thêm: Mẹo hay giúp bé ngủ không giật mình hiệu quả
6. Trẻ cảm thấy sợ bóng tối trước khi ngủ
Nếu con bạn cảm thấy sợ hãi bóng tối trước khi ngủ, bạn có thể khen ngợi và khen thưởng con bất cứ khi nào con dũng cảm. Tránh các chương trình truyền hình, phim ảnh và trò chơi không phù hợp với trẻ nhỏ. Một số trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi có đèn ngủ. Hãy chọn đèn có màu mờ, ấm thay vì đèn sáng, màu trắng, màu lạnh.
Trẻ 3 tuổi có cần ngủ trưa không? Tổng hợp cách giúp trẻ 3 tuổi ngủ ngon
1. Kiểm tra ánh sáng và tiếng ồn trong phòng ngủ của con
Kiểm tra xem phòng ngủ của con bạn có quá sáng hoặc quá ồn để ngủ không. Ánh sáng xanh từ tivi, màn hình máy tính, điện thoại và máy tính bảng sẽ ức chế nồng độ melatonin và trì hoãn cơn buồn ngủ. Ánh sáng rực rỡ một giờ trước khi đi ngủ cũng khiến bé khó đi vào giấc ngủ hơn.
2. Ăn đủ lượng vào đúng thời điểm – Cách giúp trẻ 3 tuổi ngủ ngon
Đảm bảo con có một bữa tối ngon miệng vào thời điểm hợp lý. Cảm giác đói hoặc quá no trước khi đi ngủ có thể khiến bé tỉnh táo hơn hoặc khó chịu hơn.
3. Cho con nhận nhiều ánh sáng tự nhiên trong ngày
Con nhận được càng nhiều ánh sáng tự nhiên trong ngày càng tốt, đặc biệt là vào buổi sáng. Ánh sáng này sẽ ức chế melatonin, giúp bé cảm thấy tỉnh táo vào ban ngày và buồn ngủ trước khi đi ngủ.
4. Đảm bảo con có đủ hoạt động trong ngày
Khi giờ đi ngủ sắp đến, nhiều bé vẫn tràn đầy năng lượng. Dành thời gian mỗi ngày để trẻ vận động cơ thể – lý tưởng nhất là ít nhất 1 hoặc 2 giờ trước khi đi ngủ. Ngay cả việc đi dạo quanh khu nhà sau bữa tối cũng hữu ích để bé đốt cháy năng lượng và có giấc ngủ ngon.
>>> Xem thêm: Các trò chơi cho trẻ 2-3 tuổi: 30 trò chơi giúp bé phát triển toàn diện
Những điều cần biết về giấc ngủ của trẻ 3 tuổi
1. Trẻ 3 tuổi có cần ngủ trưa không? Nên ngủ trong bao lâu?
Đối với những đứa trẻ 3 tuổi vẫn đang ngủ trưa, thời gian ngủ trưa thường là 1 – 1,5 giờ. Những giấc ngủ dài hơn 90 phút có thể khiến bé khó ngủ vào ban đêm. Nếu con bạn ngủ ít hơn 10 giờ vào ban đêm, hãy cân nhắc việc rút ngắn hoặc không cho bé ngủ trưa.
Nhiều người cũng thắc mắc nên ngừng ngủ trưa ở độ tuổi nào. Thật ra không có quy tắc nào vì một số trẻ vẫn ngủ trưa nhưng số khác lại không. Điều đó tùy thuộc vào quá trình phát triển tâm sinh lý và thể chất ở trẻ.
2. Nếu trẻ không ngủ trưa thì nên làm gì?
Với những trẻ không còn ngủ trưa, bạn vẫn nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi cho con trong phòng ngủ. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy thư giãn và nạp lại năng lượng cho thời gian còn lại trong ngày.
3. Giờ đi ngủ của trẻ 3 tuổi như thế nào?
Cách giúp trẻ 3 tuổi ngủ ngon là bạn cần hiểu rõ giờ đi ngủ của trẻ. Trẻ 3 tuổi có ngủ trưa sẽ thường bắt đầu ngủ từ 8 – 9 giờ tối. Với trẻ đã bỏ hẳn giấc ngủ trưa thì nên đi ngủ sớm hơn để có thể ngủ được ít nhất 11,5 giờ trong ngày.
Ví dụ: nếu con bạn thức dậy lúc 6:00 sáng, bạn nên cho trẻ đi ngủ lúc 6:30 tối.
4. Cách giúp trẻ 3 tuổi ngủ ngon với lịch ngủ cho trẻ
Mỗi đứa trẻ sẽ có mỗi nhu cầu về giấc ngủ khác nhau. Dưới đây là gợi ý lịch ngủ cho trẻ 3 tuổi để mẹ tham khảo:
Lịch ngủ có giờ ngủ trưa:
• Thức dậy: 6:30 sáng
• Ngủ trưa: 12:30 trưa – 2:00 chiều
• Chuẩn bị đi ngủ: 7:45 tối
• Đi ngủ: 8:30 tối.
Lịch ngủ không có giờ ngủ trưa:
• Thức dậy: 6:30 sáng
• Thời gian nghỉ ngơi: 12:30 trưa – 1:00 chiều
• Chuẩn bị đi ngủ: 6:30 chiều
• Đi ngủ: 7:00 tối.
>>> Xem thêm: 12 cách chữa ho cho bé khi ngủ hiệu quả
Trẻ 3 tuổi sẽ có sự phát triển về thể chất, tinh thần, cảm xúc dẫn đến những thay đổi tạm thời về giấc ngủ. Do đó, khi tìm cách giúp trẻ 3 tuổi ngủ ngon, bạn cần hiểu được nguyên nhân những thay đổi trên và thiết lập thói quen ngủ lành mạnh theo nhu cầu ngủ của trẻ. Cố gắng duy trì sự nhất quán và có thể hỏi ý kiến chuyên gia để tìm kiếm sự giúp đỡ. Chúc bạn thành công!